Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Gia đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội

Minh Anh-Thu Hằng - 14:25, 01/12/2024

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số…

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội

Trước tiên, huyện đã đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội trên địa bàn, theo đó hằng năm huyện Bình Gia đều ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Cụ thể như trong năm 2024, ngay từ đầu năm, UBND huyện Bình Gia đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 8/01/2024 về kế hoạch chuyển đổi số năm 2024. Theo đó, Kế hoạch đã đề ra nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp, phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…

Huyện Bình Gia đã tăng cường ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân. 

Thực hiện hướng dẫn cài app và sử dụng app Công dân số xứ Lạng, PostMart, Voso, các ứng dụng thanh toán số, VneID... giúp người dân áp dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế xã hội tương đối thành công.

Chị Lý Phương Hiền Hợp, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Nà Làng, địa chỉ tại khối phố Ngọc Quyến, thị trấn Bình Gia cho biết: Nhờ được các cấp chính quyền hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi số, chị đã biết cách đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, các sản phẩm nông sản của HTX tiếp cận được với nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm, mang lại doanh thu cao hơn.

UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức Đoàn Thanh hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, và giải quyết thủ tục hành chính
UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, và giải quyết thủ tục hành chính

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ vào thực hiện chính quyền số, phát triển kinh tế số, huyện Bình Gia có áp dụng công tác chuyển đổi số vào phát triển du lịch. Thông qua việc ứng dụng công nghệ có thể giúp du khách tiếp cận với hệ thống di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh; các đình, đền mang tính tín ngưỡng dân gian và nhiều lễ hội truyền thống.

Điều đặc biệt, Bình Gia có hệ thống hang động, thung lũng, đèo phong phú, đẹp, kỳ vỹ như: hang Thẩm Khách, thung lũng Trầm Ải, đèo Khau Ra, Khau Hương... Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như Thác Đăng Mò, núi Nàng Tiên... đã được đông đảo khách du lịch biết đến thăm quan, trải nghiệm.

Anh Nông Quang Vũ, Quản lý khu du lịch Tiên Nữ cho biết: Sau khi được cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin hướng dẫn cài đặt phần mềm quản lý du lịch thông minh, tôi thấy giúp các du khách dễ dàng tiếp cận với các điểm du lịch. Qua đó, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm hơn.

Đặc biệt, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, và giải quyết thủ tục hành chính. Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị duy trì và thực hiện tốt hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng tại 19 xã, thị trấn trong công tác đảm bảo hỗ trợ các lực lượng các nội dung liên quan đến chuyển đổi số như: Cài đặt các app thanh toán điện tử, các ứng dụng về chuyển đổi số…

Chị Vi Thị Yến Quỳnh, Bí thư Huyện đoàn Bình Gia cho biết: Xác định chuyển đổi số là chuyển đổi về nhận thức, Huyện đoàn đã tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia chuyển đổi số. Thường xuyên tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên, đặc biệt là thành viên của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng, phát huy vai trò của mình hỗ trợ người dân cài đặt các áp chuyển đổi số. 

Hỗ trợ các đoàn viên, thanh niên phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm theo Chương trình OCCOP đã mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp.

Người dân được các tổ chức đoàn thể hướng dân áp dụng chuyển đổi số
Người dân được các tổ chức đoàn thể hướng dẫn áp dụng chuyển đổi số

Hiện nay, việc ứng dụng chuyển đổi số đã lan tỏa tới đông đảo người dân trên địa bàn các xã, thị trấn. Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, việc phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ internet băng rộng đến hộ gia đình và phủ sóng di động 4G/5G: Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn huyện đã kết nối thông suốt đến các xã, thị trấn. Qua đó tạo mối gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các cơ quan, đơn vị… huy động mọi nguồn lực để tổ chức, thực hiện hoàn thành và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu về chuyển đổi số.  

Từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, đồng bào DTTS. Qua đó, tạo dấu ấn mới cho diện mạo nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Bình Gia, góp phần vào quá trình xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.