Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Tăng cường quản lý hoạt động xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa

T.Nhân - 14:51, 18/08/2023

Chiều 17/8, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách và xe ôtô vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Thanh Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Định cho biết: Từ năm 2020 đến tháng 7/2023, toàn tỉnh Bình Định xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 392 người, bị thương 326 người. Đến nay, tổng số lượng đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh Bình Định được Sở Giao thông tỉnh này cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 843 đơn vị/8.638 xe ô tô kinh doanh vận tải được cấp phù hiệu xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải. 

Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra, xử lý xe khách vi phạm trật tự an toàn giao thông và tổ chức kiểm soát trọng tải xe trên hầu hết các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh. Trong đó, lực lượng Cảnh sát Giao thông đã phát huy vai trò tích cực, duy trì hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, chủ hàng, đơn vị xếp dỡ hàng hóa, cảng biển nhận thức đúng đắn, ủng hộ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, chủ trương kiểm soát trọng tải xe. Đồng thời, chủ động xây dựng quy trình kiểm soát trọng tải xe nội bộ của đơn vị; vận động đội ngũ lái xe chấp hành pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Hội nghị
Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Hội nghị

Hiện tại, công tác xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông và kiểm soát trọng tải xe dần đi vào nền nếp, vi phạm về tải trọng xe trên địa bàn tỉnh giảm cả về số lượng và mức độ vi phạm. Tình trạng phương tiện vận chuyển hành khách vi phạm được kiểm soát chặt chẽ, nhất là các phương tiện chở khách đường dài đi qua địa bàn tỉnh đều được kiểm tra, nhắc nhở, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông.

Tình hình phương tiện vận chuyển hàng hóa vượt quá tải trọng, vi phạm trật tự an toàn giao thông được hạn chế, hầu hết các xe tải chấp hành tháo dỡ phần thành thùng cơi nới sai quy định, che chắn kín khi chở hàng rời không để rơi vãi, chở hàng đúng trọng tải. Các trường hợp vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng xe, chở hàng để rơi vãi chủ yếu là các phương tiện vận chuyển hàng các cung đường ngắn, trung chuyển giữa các kho bãi, chở vật liệu phục vụ thi công các công trình.

Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh Bình Định tham luận tại Hội nghị
Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh Bình Định tham luận tại Hội nghị

Trình bày tham luận tại Hội nghị, đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh cho biết: Những năm gần đây, hoạt động giao thông vận tải sôi động và phức tạp, hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng, lượng phương tiện giao thông tăng cao. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông chưa tự giác, kỹ năng điều khiển phương tiện và xử lý tình huống khi gặp sự cố của đa số lái xe còn hạn chế… tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Ông Trần Thanh Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Định báo cáo tại Hội nghị
Ông Trần Thanh Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Định báo cáo tại Hội nghị

Trước tình hình trên, lực lượng cảnh sát giao thông đã phối hợp các ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp… tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên địa bàn; số vụ tai nạn giao thông năm sau giảm so năm trước. Đặc biệt xử lý quyết liệt, tập trung vào chuyên đề: Nồng độ cồn, ma túy, tốc độ, đặc biệt là không để xe chở quá khổ quá tải, cơi nới thành thùng tái diễn. Địa phương nào còn xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng xe hết niên hạn sử dụng hoạt động sẽ xử lý trách nhiệm.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị các sở, ban, ngành tăng cường kiểm soát, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của chủ phương tiện và lái xe. Các lực lượng, nhất là các lực lượng thuộc ngành Giao thông vận tải, kết hợp xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, phát hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa để nghiên cứu, tìm ra các giải pháp khắc phục.

Ông Phạm Anh Tuấn yêu cầu Công an tỉnh Bình Định tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện theo chức năng, không được bảo kê, nhũng nhiễu. Đồng thời, lực lượng chức năng chú trọng việc dùng công nghệ để xử lý vi phạm.

“Sắp tới với việc ứng dụng công nghệ mà công nghệ hiện rõ hết. Tiến tới đến năm 2025, tất cả tuyến đường về cơ bản sẽ được lắp các hệ thống công nghệ, cứ thể quản lý chặt. Các doanh nghiệp phải có ý thức trong việc ứng dụng công nghệ quản lý hệ thống xe và đội xe của mình. Các trung tâm đào tạo lái xe xây dựng lại chương trình đào tạo lái xe. Cái gì nằm ở trong tỉnh quyết được đề xuất ngay chúng tôi sẽ quyết, cái gì đề xuất sang Bộ Giao thông Vận tải thì đề xuất, tỉnh sẽ có văn bản”, ông Tuấn chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.