Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Sông An Lão nham nhở vì khai thác cát

Lê Phương - 10:09, 22/06/2020

Nhiều tháng qua, các doanh nghiệp (DN) có phép lẫn không phép đua nhau lấy cát trên sông An Lão, xã An Hòa, huyện An Lão (Bình Định) gây bức xúc trong Nhân dân. Từ hoạt động khai thác cát đã hình thành nên những bãi tập kết cát tự phát trong khu dân cư và xuất hiện tình trạng mua bán cát, gây mất trật tự tại địa phương.

Doanh nghiệp không phép vẫn ngang nhiên khai thác cát trên sông An Lão
Doanh nghiệp không phép vẫn ngang nhiên khai thác cát trên sông An Lão

Dòng sông An Lão những ngày đầu tháng 6 như một đại công trường khai thác cát. Theo người dân địa phương, hiện trên dòng sông có ít nhất 3 DN đang khai thác cát, là: Công ty TNHH Tổng hợp Thành Tín; Công ty TNHH Thuận Thiên và Công ty TNHH An Hưng. Qua tìm hiểu, được biết trên sông An Lão (đoạn chảy qua xã An Hòa) chỉ có duy nhất Công ty TNHH Tổng hợp Thành Tín được UBND tỉnh Bình Định cấp Giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường số 45 ngày 27/7/2018, với diện tích 2ha, thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp phép.

Chẳng những khai thác cát không phép, Công ty TNHH Thuận Thiên còn xây dựng trạm trộn bê tông hoạt động ngày đêm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo người dân, trong khu dân cư thôn Xuân Phong Tây, xã An Hòa có nhiều bãi tập kết cát với khối lượng rất lớn. Những bãi tập kết này đều là cát có nguồn gốc khai thác trái phép, DN khai thác cát rồi tập kết tại một điểm để tiện cho việc mua bán và vận chuyển.

Để làm rõ hơn những thông tin người dân cung cấp, chúng tôi liên hệ với ông Đỗ Đình An, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện An Lão. Ông An khẳng định, chỉ có Công ty TNHH Tổng hợp Thành Tín được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác cát trên sông An Lão.

Chúng tôi tiếp tục làm việc với lãnh đạo địa phương, ông Văn Phụng Anh, Chủ tịch UBND xã An Hòa cũng xác nhận: “Đúng là chỉ có Công ty Thành Tín được phép khai thác cát trên sông An Lão. Đối với Công ty TNHH Thuận Thiên, nếu nói không lấy cát thì không đúng. DN có lấy nhưng không nhiều. Có thể do trạm trộn bê tông đặt gần đó rồi sẵn tiện lấy ít cát để trộn bê tông phục vụ các công trình của huyện !?!”. 

Ông Phụng Anh cho biết thêm: Xe múc cát gần vị trí mỏ cát của Công ty Thành Tín là của một người dân tự ý lấy cát. UBND xã cũng đã làm việc nhiều lần với công dân này. Bãi tập kết cát của Công ty TNHH Khải Hoàn gần khu vực chợ An Hòa là DN nạo vét dòng chảy, tận dụng cát để thi công hai con đường ở thôn Long Hòa giúp dân làm đường bê tông nông thôn. Hiện DN đã dừng nạo vét dòng chảy. Riêng các bãi tập kết trong khu dân cư thôn Xuân Phong Tây, UBND xã sẽ làm việc với Công ty TNHH An Hưng để kiểm tra nguồn gốc cát.

“UBND xã cũng đã kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn suốt thời gian qua. Có thể lợi dụng thời điểm UBND xã tổ chức Đại hội Đảng mà họ lén lút khai thác cát. Chỉ cần nghe dân hay DN báo có hoạt động lấy cát trộm là xã cử cán bộ xuống lập biên bản xử lý ngay”, ông Phụng Anh phân trần thêm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và thực tế chúng tôi ghi nhận được, hoạt động khai thác cát trái phép đã diễn ra trong thời gian dài và công khai, trong khi chính quyền địa phương không hề xử lý mạnh tay.

Trước thực tế này, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng huyện An Lão cần xem xét lại vai trò trách nhiệm của mình, nhanh chóng kiểm tra, xử lý nghiêm những DN khai thác cát lậu, giải tỏa bức xúc trong dư luận.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.