Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún khi xảy ra mưa lũ

T.Nhân - 18:53, 16/10/2023

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định vừa có báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có rất nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, sụn lún đất, đặc biệt là các huyện miền núi khi có mưa lũ lớn xảy ra.

Khu vực núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành (huyện Phù Cát) vẫn còn nguy cơ sạt lở
Khu vực núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành (huyện Phù Cát) vẫn còn nguy cơ sạt lở

Toàn tỉnh Bình Định có 37 khu vực nguy cơ sạt lở, trong đó có 13 khu vực nguy cơ sạt lở cao, 17 khu vực nguy cơ sạt lở thấp và 7 khu vực có khả năng bị chia cắt khi bị sạt lở. Cụ thể: Huyện An Lão có 2 khu vực nguy cơ sạt lở cao: Khu vực núi Đá, thôn Trà Cong, xã An Hòa; Khu vực núi Đá Cữa, thôn Vạn Long, xã An Hòa. Có 3 khu vực sạt lở thấp: Khu vực Trụ sở thôn Thuận Hòa đến núi Đầu Voi, xã An Tân; khu vực núi Hòn Mây, thôn 5, xã An Vinh; khu vực núi Hòn Chiêng 1, thôn 5, xã An Nghĩa, thôn 2 (làng cũ) xã An Toàn (bổ sung mới). Có 3 điểm nguy cơ sạt lở gây chia cắt giao thông: Đường giao thông mới từ xã An Trung đi xã An Vinh; đường giao thông từ xã An Quang đi xã An Toàn; đường giao thông từ ngã ba Ghế (ngã ba đường đi xã An Toàn và xã An Nghĩa) đến thôn 3, xã An Nghĩa.

Huyện Hoài Ân có 6 xã có các điểm sạt lở nguy hiểm (xã Ân Thạnh, xã Ân Hữu, xã Ân Sơn, xã Ân Hảo Đông, xã Ân Tường Đông, xã Ân Nghĩa), trong đó có 4 khu vực có nguy cơ sạt lở cao: Khu vực thôn Bình Hòa Bắc, xã Ân Hảo Đông; Khu vực thôn Đồng Nhà Mười, xã Ân Sơn; khu vực điểm cao 182, thôn Phú Ninh, xã Ân Nghĩa; khu vực điểm cao 318, thôn Nhơn Sơn, xã Ân Nghĩa. Huyện Vĩnh Thạnh có 2 khu vực nguy cơ sạt lở cao (thôn O3 xã Vĩnh Kim, khu vực điểm cao 130 thôn Đăk Tra xã Vĩnh Kim), 3 khu vực nguy cơ sạt ở thấp (thôn O5 xã Vĩnh Kim, thôn Suối Cát xã Vĩnh Sơn, thôn M3 xã Vĩnh Thịnh), 2 khu vực sạt lở gây chia cắt giao thông (đường giao thông ĐH33 từ đập hồ Định Bình đến xã Vĩnh Sơn, đường giao thông từ ngã 3 đèo Vĩnh Sơn đến thôn Đăk Tra, O5, O3, O2, Kôn Trú xã Vĩnh Kim).

Nhiều khu vực ở miền núi Bình Định có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa
Nhiều khu vực ở miền núi Bình Định có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa

Thành phố Quy Nhơn có 3 khu vực nguy cơ sạt lở cao, là: Khu vực núi Một, khu phố 1, phường Đống Đa; khu vực hóc Bà Bếp tổ 27, khu phố 5, phường Đống Đa; tổ 49, khu vực 5, phường Quang Trung (bổ sung mới); 4 khu vực nguy cơ sạt lở thấp là Khu vực tổ 1 và tổ 7, thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý; khu vực gành Hải Bắc, thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải; khu vực tổ 50, khu phố 6; tổ 61, khu phố 7, phường Quang Trung; khu vực tổ 15B, khu phố 3, phường Ghềnh Ráng.

Huyện Phù Cát có 2 khu vực nguy cơ sạt lở cao: Khu vực núi Gành, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh; khu vực núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành; 2 nguy cơ khu vực sạt lở thấp khu vực vùng núi Đèo Chánh Oai và Đèo Tân Thanh, xã Cát Hải.

Thị xã An Nhơn có 1 khu vực có nguy cơ sạt lở thấp: khu vực núi Ông Dài, thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân. Huyện Tây Sơn có 1 khu vực nguy cơ sạt lở thấp khu vực điểm cao 85 thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Huyện Tuy Phước có 1 khu vực có nguy cơ sạt lở thấp: Khu vực xóm 4, thôn Cảnh An, xã Phước Thành. Thị xã Hoài Nhơn có 1 vị trí sạt lở thấp tại khu vực Núi Nhiệm, Hy Tường, Hoài Sơn. Huyện Phù Mỹ có 1 vị trí sạt lở thấp tại khu vực núi Đầu Voi, Hòa Nghĩa, xã Mỹ Hiệp.

Huyện Vân Canh có 2 tuyến đường có nguy cơ sạt lở, chia cắt giao thông: Đường giao thông từ ngã ba Kà Te đi các thôn Kà Nâu, Kà Bưng, Kà Bông, xã Canh Liên và đường giao thông từ làng Canh Giao, xã Canh Hiệp đến thôn Đa Lộc, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các địa phương, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó với bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau: UBND các huyện, thị xã, thành phố phân công thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên taim Tìm kiến cứu nạn và Phòng thủ dân sự kiểm tra công tác phòng chống thiên tai các xã, phường, thị trấn để kịp thời chỉ đạo ứng phó khi có thiên tai; Tổ chức trực ban 24/24 công tác phòng chống thiên tai, thường xuyên theo dõi lượng mưa, mực nước sông trong tỉnh tại địa chỉ Website https://pcttbinhdinh.gov.vn, theo dõi quá trình tích nước của các hồ chứa, để có kế hoạch ứng phó kịp thời khi mưa bão.

Tiếp tục rà soát, thống kê lên danh sách cụ thể các hộ gia đình trong vùng có nguy cơ cao, thường xuyên phải di dời khi có bão lụt; ưu tiên hình thức di dời xen ghép tại chỗ, lập danh sách hộ sơ tán và các hộ có nhà ở kiên cố để xen ghép chủ động trong công tác ứng phó với mưa bão…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.