Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Khẩn trương rà soát, sơ tán dân ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở và sụt lún đất

T.Nhân-H.Trường - 14:40, 15/10/2023

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam liên tục có mưa lớn từ 150 - 250mm và vẫn đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, sụt lún đất xuất hiện ở nhiều địa phương. Trước tình hình này, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, sơ tán dân và triển khai các giải pháp ứng phó.

Những ngày qua, mưa lớn gây ngập nước nhiều khu vực ở Quảng Nam
Những ngày qua, mưa lớn gây ngập nước nhiều khu vực ở Quảng Nam

Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tổng lượng mưa từ 19 giờ ngày 13/10 đến 17 giờ ngày 14/10 phổ biến từ 90 - 200mm, có nơi lượng mưa lên đến 380mm. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ 13 giờ ngày 14 đến 13 giờ ngày 16/10, các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, đến mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 350mm; các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 200 - 400mm, có nơi trên 500mm.

Cảnh báo từ chiều ngày 16/10 đến hết ngày 17/10, các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn gây ra nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, sông, suối nhỏ; gây ngập úng tại các vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.

Mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều khu vực miền núi Quảng Nam có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất
Mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều khu vực miền núi Quảng Nam có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất

Thực hiện Công điện của UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảo ổn định đời sống cho người dân.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn được yêu cầu tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, tổ chức rà soát, kiểm tra và có biện pháp cảnh báo, ứng phó đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

UBND các huyện thị xã thành phố chỉ đạo báo cáo số liệu sơ tán dân theo phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân để phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.