Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn của nhà nông

“Bệnh viện” dành cho cây lúa

PV - 08:26, 17/12/2017

Ra đời từ ý tưởng của các kỹ sư ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) mô hình bệnh viện dành cho cây lúa đã giúp nông dân canh tác hiệu quả, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Tuy mô hình mới đưa vào hoạt động nhưng đã được đông đảo bà con nông dân trong vùng ủng hộ.

Ông Lâm Văn Bạch, Giám đốc kinh doanh “Bệnh viện cây lúa” (xã An Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: Trước tình hình biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); những trăn trở của nông dân trong việc mua sử dụng vật tư nông nghiệp theo thói quen hiệu quả không mấy khả quan, do không được kỹ sư tư vấn,“Bệnh viện cây lúa” chính thức ra đời  vào ngày 23/10/2016 và đưa vào hoạt động.

“Bệnh viện” có ưu thế là có đội ngũ kỹ sư đi đến tận nhà, ra tận ruộng lúa để tư vấn kỹ thuật cho bà con nông dân khi cần trong canh tác lúa, một số cây ăn trái và rau màu; tư vấn các sản phẩm phân bón phù hợp với điều kiện canh tác bất lợi, xử lý phù hợp và kịp thời mỗi khi có mầm bệnh phát sinh, qua đó giúp bà con giảm được nhiều chi phí đầu tư không hợp lý và năng suất lúa cao hơn so với ruộng đối chứng.

benh vien cay lúa Một “Bệnh viện cây lúa” tại Đồng Tháp đang được nhiều nông dân trong vùng ủng hộ.

Vì vậy, tuy mới đưa vào hoạt động nhưng “Bệnh viện cây lúa” được nhiều nông dân ủng hộ, hiện mô hình này đã mở rộng đến huyện Tân Hưng (Long An).

Nông dân Đỗ Văn Đực (51 tuổi, ngụ xã An Phước, huyện Tân Hồng) tỏ ra phấn khích: Tân Hồng là huyện vùng biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp, bà con nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Tui thấy mô hình này rất phù hợp, hiệu quả, đúng với nguyện vọng mong muốn của nhiều bà con nông dân, bởi chúng tôi được nhân viên hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trong canh tác hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình, đầy đủ. Nông dân chỉ việc “báo bệnh”, thì ngay lập tức sẽ được đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến tận ruộng đồng nơi mình canh tác lấy mẫu lúa mang về phân tích “bắt bệnh” rồi “kê toa”. Còn giá cả dịch vụ của “bệnh viện cây  lúa” so với thị trường rất phù hợp, hoặc nông dân mua ở đâu tùy thích.

Tương tự, nông dân Ngô Đắc Ka (35 tuổi, ngụ huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) cũng hài lòng với mô hình “Bệnh viện cây lúa”. Ông Ka bộc bạch: Thời tiết bất lợi đang gây ảnh hưởng không nhỏ trong canh tác của bà con nông dân. Nhất là lúa ở giai đoạn trổ đồng đồng, nếu sử dụng thuốc không phù hợp sẽ tốn khá nhiều chi phí, hiệu quả thì không đạt. Từ khi có mô hình “Bệnh viện cây lúa” tại huyện Tân Hưng, nông dân nơi đây đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với mùa vụ trước và hiệu quả mang lại khả quan hơn. Bà con hoàn toàn ủng hộ, bởi được đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.

Theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, ông cũng mới được nghe qua mô hình này. Tuy nhiên, nếu đúng như những gì báo chí phản ánh, thì đây là mô hình hay, có thể tham khảo ứng dụng, bởi “Bệnh viện cây lúa” ở huyện Tân Hồng đã hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí giúp nông dân trong canh tác hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.