Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

“Bén duyên” với vườn nhà, trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo

Khánh Ngân - 19:30, 15/03/2023

Trẩu là loại cây phát triển trong tự nhiên. Quả trẩu dùng để ép lấy dầu. Mỗi mùa quả chín, người dân miền núi thường vào rừng thu hái về để bán cho thương lái. Gần đây, nhiều hộ đồng bào DTTS ở hai huyện Hướng Hóa, Đa Krông (Quảng Trị) đã đưa cây trẩu về vườn nhà trồng. “Bén duyên” với vườn nhà, cây trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo.

Trước đây, vào mùa Trẩu người dân miền núi ở Quảng Trị vào rừng nhặt quả Trẩu về bán cho thương lái
Trước đây, vào mùa trẩu người dân miền núi ở Quảng Trị vào rừng nhặt quả Trẩu về bán cho thương lái

Kỳ vọng thoát nghèo từ trồng cây trẩu

Tính đến thời điểm hiện nay, ở hai huyện Đa Krông và Hướng Hóa (Quảng trị) đã trồng được 2.950 ha cây trẩu. Cây trẩu đã tạo việc làm và mở ra kỳ vọng thoát nghèo bền vững cho hàng ngàn hộ đồng bào DTTS.

Trẩu là cây trồng bản địa, mọc phân tán trong rừng. Vào mùa thu hoạch quả, người dân địa phương thường đi khai thác tự phát mang về bán cho tư thương với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Nếu chịu khó thu hái, mỗi người có thể đạt thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.

“Bén duyên” với vườn nhà, Trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo  1
Quả trẩu nhặt từ rừng về được thương lái vào tận nhà mua

Nhu cầu của thị trường ngày càng cao, thế nhưng quả trẩu trong tự nhiên ngày càng khan hiếm. Năm 2019, ông Hồ Văn Thơn, một hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở thôn Mã Lai Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa được Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) hỗ trợ chuyển đổi 4 ha cà phê kém hiệu quả sang trồng cây trẩu lấy dầu. Hàng ngàn cây trẩu được ươm giống và trồng trên đất vùng đồi nhà ông Thơn. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, đến thời điểm này, vườn cây trẩu lấy dầu của gia đình ông đang phát triển tốt và bắt đầu cho quả bói, hứa hẹn cho năng suất, sản lượng cao.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Thơn cho biết, trước khi trồng, đơn vị thực hiện dự án hứa hẹn sẽ thu mua toàn bộ quả trẩu khi thu hoạch.

Không chỉ ông Thơm, tại xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) hiện có rất nhiều gia đình người đồng bào DTTS trồng trẩu để lấy dầu. Theo thống kê, tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị) hiện có gần 2.950 ha rừng trẩu, trong đó, khoảng 2.690 ha là rừng trồng tập trung, còn lại là trồng phân tán. Gần 98% diện tích rừng trẩu đã cho thu hoạch, nhiều diện tích cho năng suất cao, ổn định. Sản phẩm từ cây trẩu được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là hạt trẩu, với tổng sản lượng khoảng 1.000 tấn/năm, phần lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

“Bén duyên” với vườn nhà, Trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo  2
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, được sự hỗ trợ của dự án, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Hướng Hóa và Đa Krông đã ươm cây trẩu trồng trên vườn đồi

"Tiếp sức” để cây trẩu thành cây giảm nghèo

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phastt riển nông thôn Nguyễn Phú Quốc thông tin, nhằm phát triển cây trẩu trở thành cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 16,26 tỷ đồng.

Theo khảo sát, hiện nay ở hai huyện vùng cao Hướng Hóa và Đa Krông còn rất nhiều diện tích có thể chuyển sang trồng cây trẩu lấy dầu. Đặc biệt là diện tích ở trên đồi cao không phù hợp với các loại cây trồng truyền thống như cà phê, sắn… Chuyển đổi diện tích này sang trồng cây trẩu lấy dầu, là hướng đi giúp hàng ngàn hộ đồng bào DTTS ở hai huyện vùng cao này thoát nghèo bền vững.

“Bén duyên” với vườn nhà, Trẩu trở thành cây xóa đói giảm nghèo  3
Sau 3 năm trồng, vườn trẩu của ông Hồ Văn Thơn ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) sinh trưởng tốt, bắt đầu cho thu hoạch bói

Theo kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Quảng Trị đã phân chia ra từng giai đoạn. 

Theo đó, giai đoạn 2023 - 2026 sẽ bảo vệ, duy trì ổn định, nâng cao chất lượng gần 2.950 ha rừng trẩu hiện có. Tập trung chăm sóc để đạt năng suất quả từ 3 tấn quả tươi/ha trở lên; giá trị thu nhập từ rừng trẩu tăng từ 20% trở lên so với hiện tại.

Những năm tiếp theo, diện tích cây trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1.000 ha. Trồng mới bình quân khoảng 500 ha/năm, trong đó tỷ lệ giống cây Trẩu được tuyển chọn, nâng cao chất lượng và kiểm soát nguồn gốc đạt từ 50% trở lên. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 5.000 ha, hằng năm cung cấp 2.000 tấn hạt trẩu phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu. Giúp tối thiểu 1.000 hộ gia đình tham gia được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ trẩu đạt tối thiểu 15% trong kinh tế hộ gia đình.

Đến năm 2030 sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8.320 ha, hằng năm cung cấp 4.000 tấn hạt trẩu chất lượng cao, phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu. Diện tích rừng trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt từ 5.000 ha trở lên. Tối thiểu có 2.000 hộ gia đình tham gia trồng và phát triển trẩu.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị, đến năm 2030 sẽ có tối thiểu 2.000 hộ ở hai huyện vùng cao Hướng Hóa và Đa Krông trồng Trẩu
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị, đến năm 2030 sẽ có tối thiểu 2.000 hộ ở hai huyện vùng cao Hướng Hóa và Đa Krông trồng trẩu

Theo kế hoạch, để nâng cao chất lượng các rừng trẩu và phục vụ việc trồng mới, tỉnh sẽ xây dựng các vườn ươm nhân giống cây trẩu chất lượng cao, với quy mô 500.000 cây giống/năm; lựa chọn giống cây trẩu có năng suất vượt tối thiểu 15%, chất lượng cao và hàm lượng tinh dầu vượt trội tối thiểu 5% so với đại trà. 

Đồng thời, có chính sách hỗ trợ hình thành hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trẩu theo chuỗi liên kết. Mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy chế biến tinh dầu với công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất từ 500 - 1.000 tấn hạt/năm để tạo bước đột phá về đa dạng hóa các sản phẩm từ cây trẩu, có thương hiệu, uy tín, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ cây rừng trong tự nhiên, cây trẩu đã “bén duyên” với vườn nhà. Trồng cây trẩu để lấy dầu đã và đang mở ra kỳ vọng thoát nghèo cho hàng ngàn hộ gia đình DTTS ở hai huyện vùng cao Hướng Hóa và Đa Krông. Đặc biệt, sau khi kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Quảng Trị đi vào cuộc sống, nghề trồng trẩu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, đúng định hướng hơn. Cơ hội thoát nghèo của hàng ngàn hộ đồng bào DTTS ở hai huyện Hướng Hóa và Đa krông lại càng cao.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.