Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây xóa đói giảm nghèo ở Trà Bồng

Nguyễn Trang - 08:26, 22/04/2021

Nhờ trồng quế, cuộc sống của người Cor, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã được cải thiện đáng kể. Vì thế cây quế đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở Trà Bồng.

Vườn quế của chị Hồ Thị Thư, xã Trà Lãnh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Vườn quế của chị Hồ Thị Thư, xã Trà Lãnh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Xã Trà Lãnh là địa phương có diện tích trồng quế lớn của huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) với hơn 525ha. Những năm qua, nhiều hộ dân đã chuyển đổi từ trồng keo sang trồng quế, để tăng nguồn thu nhập cho gia đình, hiện toàn xã có 750 hộ trồng quế.

Chị Hồ Thị Thư, xã Trà Lãnh trồng quế trên đèo Eo Chim với hơn 1.000 cây, chị cho biết: “Cây quế của gia đình đã được 10 năm tuổi và đang chuẩn bị thu hoạch vụ đầu tiên. Ngoài ra, tôi còn có rừng quế nằm sâu trong núi. Thu hoạch quế bán nguyên cây thu về 100.000 đồng/cây, nhưng người Cor không thu hoạch một lần mà thường thu hoạch theo kiểu gối vụ, cây lớn thu hoạch thì cây nhỏ vừa lên. Mỗi vụ thu về 40 - 50 triệu đồng”.

Giá quế có xu hướng tăng theo các năm nên người dân Trà Bồng rất phấn khởi, giá dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg quế khô. Lá và cành giá 2.000 - 4.000 đồng/kg, quế tươi  giá 20.000-25.000 đồng/kg.

Ông Hồ Văn Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Lãnh cho biết: “Bình quân mỗi ha quế cho thu nhập từ 70 - 90 triệu đồng/năm. Trong những năm qua, huyện Trà Bồng thường xuyên cấp cây giống về cho người dân để mở rộng diện tích, riêng năm 2020 số lượng cây được cấp hỗ trợ là 284.600 cây. Nhiều hộ đã thoát nghèo từ trồng quế”.

Hiện tại, diện tích trồng quế huyện Trà Bồng đạt hơn 2.000ha ở 13/16 xã, diện tích thu hoạch hằng năm từ 230 - 260ha, sản lượng hằng năm từ 1.700 - 1.800 tấn vỏ quế khô.

Từ khai thác, thu hoạch cây quế, mỗi năm chị Hồ Thị Thư (xã Trà Lãnh) thu về 40-50 triệu đồng
Từ khai thác, thu hoạch cây quế, mỗi vụ chị Hồ Thị Thư (xã Trà Lãnh) thu về 40-50 triệu đồng

Bà Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Bồng cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có công ty thu mua toàn bộ quế nguyên liệu nên người dân rất yên tâm. Huyện đang tích cực ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu nhân giống, nuôi trồng, khai thác, chế biến quế”. Đặc biệt, đơn vị đã phối hợp Chi cục Kiểm lâm thực hiện nghiên cứu bảo tồn giống quế bản địa Trà Bồng tại các xã Trà Hiệp, Trà Thủy. 

Sau 6 năm nghiên cứu, Dự án đã tuyển chọn 200 cây quế vượt trội giữ nguồn gen lấy hạt giống, đến nay đã trồng được 10 ha; đồng thời tiếp tục nghiên cứu tạo vườn ươm thành công gần 40.000 cây giống quế Trà Bồng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.