Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây quế ở Nông Thượng

PV - 13:50, 06/04/2018

Từ lâu, người dân thôn Tân Thành, Nà Thinh và một số thôn lân cận của xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã lựa chọn quế làm cây trồng chủ đạo. Đây là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Hiện nay, diện tích trồng quế tại Nông Thượng là hơn 300ha và đang tiếp tục được mở rộng.

Trước đây, người dân ở xã Nông Thượng cũng trồng nhiều diện tích keo, mỡ. Tuy nhiên, những năm gần đây thường xảy ra hiện tượng mối ăn rễ trên cây keo, sâu ong hại cây mỡ nên người dân chuyển sang trồng quế. Mặt khác, cây quế có thời gian trồng ngắn hơn cây keo, mỡ và còn tận thu được cả vỏ, cành lá, trong khi đó thân gỗ cây quế có giá bán ngang với gỗ keo và mỡ nên rất được bà con ưa chuộng.

Nhiều hộ gia đình ở Nông Thượng đã và đang thoát nghèo từ cây quế. Nhiều hộ gia đình ở Nông Thượng đã và đang thoát nghèo từ cây quế.

 

Vào thời điểm này, người dân đang tiến hành khai thác quế. Với vỏ quế tươi giá bình quân 15.000 đồng/kg, vỏ quế khô là 35.000 đồng/kg, một cây có thể thu từ 300.000-500.000 đồng. Một ha quế ở nơi đất tốt có thể cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Ông Nông Văn Cường, ở thôn Khuổi Trang, xã Nông Thượng cho biết: Trước đây, gia đình tôi cũng giống như bao gia đình khác chỉ biết làm ruộng, cấy lúa nên chỉ đủ ăn. Từ năm 2014, khi chuyển sang trồng 2ha quế với hơn 1 vạn cây, cuộc sống của gia đình tôi đã khá hơn. Hiện cây quế là cây kinh tế chủ lực không chỉ của gia đình tôi mà còn giúp phát triển kinh tế với đại đa số người dân thôn Tân Thành và Khuổi Trang.

Ông Cường nhẩm tính: Trong 5 năm tới, rừng quế sẽ mang về số tiền khá lớn khi thu hoạch. Để lấy ngắn nuôi dài, hiện nay gia đình ông đã cho khai thác, bán cành và lá cây để làm tinh dầu quế. Theo ông Cường, cây quế có ưu điểm dễ trồng, ít sâu bệnh, ưa khí hậu mát mẻ, chỉ mất 3 năm đầu chăm sóc, từ năm thứ 7 trở đi, có thể khai thác tỉa thưa.

Theo ông Hoàng Văn Sinh, Trưởng thôn Tân Thành: Thôn Tân Thành có 82 hộ, toàn bộ là đồng bào dân tộc Dao. Các hộ bắt đầu trồng cây quế từ năm 1990. Ban đầu người dân trồng quế, trồng keo, mỡ chỉ nghĩ đơn giản là kiếm thêm thu nhập. Năm 1997, tới thời điểm thu hoạch người dân mới phát hiện đây là loại cây có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, các hộ bắt đầu tham gia trồng quế. Đến nay, nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo nhờ cây quế.

Vào vụ trồng rừng, người dân ở đây tự ươm giống quế hoặc đi mua giống về trồng. Tuy nhiên, do không được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật nên nhiều hộ tự ươm cây theo kinh nghiệm vốn có.

Ông Hoàng Văn Nhúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nông Thượng cho biết: Hiện nay, kinh tế của nhân dân địa phương chủ yếu dựa vào phát triển nông lâm nghiệp, trong đó kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng và nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây quế ở Nông Thượng rất lớn. Chính quyền địa phương mong muốn tỉnh, huyện có kế hoạch hỗ trợ về giống, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Đây sẽ là “cú hích” để cây quế trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân Nông Thượng thoát nghèo bền vững.

HOÀNG GIANG - MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.