Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bế mạc, trao chứng nhận cho 20 học viên học nghề làm gốm truyền thống của người Mnông

Lê Hường - 19:05, 31/10/2023

Ngày 31/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao.

Tiết mục văn nghệ chào mừng
Tiết mục văn nghệ chào mừng

Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông được triển khai từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Lớp học có 20 học viên, là phụ nữ dân tộc Mnông, đến từ 6 thôn, buôn trên địa bàn xã Yang Tao. Học viên nhỏ tuổi nhất là 30 tuổi, lớn nhất 66 tuổi.

Nghệ nhân, học viên Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông
Nghệ nhân, học viên Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông

Phát biểu tại Lễ bế giảng, Phó Trưởng Phòng Quản lý văn hóa Lê Ngọc Quế chia sẻ: Mục đích của lớp học nhằm gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đang có nguy cơ mai một và phục vụ phát triển du lịch của địa phương, đưa sản phẩm gốm thủ công thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Thông qua lớp học sẽ giúp chính quyền xã Yang Tạo nói riêng và cả huyện Lắk nói chung có điều kiện thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ tự hào, tự tôn dân tộc và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch, giúp giải quyết việc làm, cải thiện nâng cao thu nhập cho người dân.

Ban tổ chức trao chứng nhận cho học viên tham gia lớp học
Ban Tổ chức trao chứng nhận cho học viên tham gia lớp học

Sau 2 tuần, các học viên thành thạo các thao tác, công đoạn làm gốm thủ công truyền thống của dân tộc Mnông, chế tác nhiều sản phẩm như con voi, dê, trâu, bò, bình hoa, chén bát, bầu rượu… Lớp học đã góp phần phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề làm gốm thủ công của đồng bào Mnông.

Đại biểu, nghệ nhân chụp hình lưu niệm cùng học viên
Đại biểu, nghệ nhân chụp hình lưu niệm cùng học viên

Theo bà H’Loan Uông - Chủ tịch UBND xã Yang Tao, các học viên tham gia lớp đầy đủ, siên năng, cần cù, chăm chỉ, nắm bắt nhanh nội dung chương trình học, chế tác nhiều sản phẩm bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra lớp học có nhiều đoàn ghé thăm quan, mua sản phẩm gốm làm quà lưu niệm, sản phẩm được du khách yêu thích là những chú voi, con trâu hay bình hoa… 

Các học viên tham gia lớp học không những được bổ sung kiến thức, có nhận thức duy trì, phát huy giá trị văn hóa, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị cho thị trường, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động. “Từ kết quả của lớp học, chúng tôi sẽ tiếp tục động viên, khuyến khích bà con lan tỏa đến thế hệ trẻ giữ gìn nghề truyền thống”, bà H’Loan Uông nói.

Chủ tịch UBND xã Yang Tao H’Loan Uông giới thiệu sản phẩm gốm của học viên
Chủ tịch UBND xã Yang Tao H’Loan Uông giới thiệu sản phẩm gốm của học viên

Tại Lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao 20 Giấy chứng nhận cho các học viên tham gia lớp học và tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho 5 học viên suất sắc. 

Đoàn khách từ tỉnh Kiên Giang tham quan làng gốm
Đoàn khách từ tỉnh Kiên Giang tham quan làng gốm

Ban Tổ chức cũng tặng 23 bộ dụng cụ làm gốm gồm gùi, chày, cối cho các nghệ nhân truyền dạy và học viên tham gia lớp học để họ tiếp tục có dụng cụ để chế tác và phát huy nghề làm gốm thủ công.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.