Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Công tác Dân tộc - Chính sách dân tộc

Bảo tồn bền vững di sản văn hóa các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: Đánh thức âm điệu của đại ngàn (Bài 3)

Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) - 11:31, 09/10/2022

Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đã bị mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách, cơ chế để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

Đấu chiêng đôi của dân tộc Cor (Ảnh Tấn Vịnh)
Đấu chiêng đôi của dân tộc Cor (Ảnh Tấn Vịnh)

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là chất men tạo nên những cảm hứng, thăng hoa cho con người và cộng đồng. Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Di sản văn hóa này không chỉ giúp đồng bào vui chơi, giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh của cộng đồng. Ca, múa, nhạc dân gian thường được thể hiện ở không gian nhà làng, xung quanh cây nêu, cột lễ cùng với các nghi thức thiêng liêng.

Mỗi dân tộc đều sở hữu những loại hình nghệ thuật đặc sắc như vũ điệu tân tung da dá, hát lý - nói lý của dân tộc Cơ Tu; Đấu chiêng đôi, múa ka đáu của dân tộc Cor, đàn t’rưng của dân tộc Xơ Đăng, đinh tút của dân tộc Gié Triêng... Kho tàng âm nhạc dân tộc rất phong phú với những làn điệu dân ca, nhiều nhạc cụ khác nhau thuộc họ dây (các loại đàn), họ hơi (kèn, sáo, tù và), họ tự thân vang (chiêng, cồng, lục lạc, não bạt), họ màng rung (trống)... Riêng dân tộc Cơ Tu có đến 8 làn điệu dân ca, trong đó có điệu hát trữ tình, đằm thắm như cha chấp, ka lới, ba booch... Điệu ca, khúc nhạc có tiết nhịp rõ ràng, tính chất vui tươi là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào.

Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn của đồng bào cũng đang bị mất mát, mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều chính sách, cơ chế để khơi dậy, khuyến khích các nghệ nhân, nghệ sĩ có điều kiện để sáng tạo, hưởng thụ, lưu truyền, phổ biến, truyền dạy, biểu diễn phục vụ nhân dân. Cần có sự hỗ trợ, tác động nhiều mặt để âm nhạc, dân ca, dân vũ phát triển sâu rộng trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng. Cần tạo môi trường diễn xướng, truyền dạy, kế thừa cho thế hệ trẻ. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho các thôn, thị trấn, trường học, đơn vị hình thành nhóm, câu lạc bộ diễn tấu, sưu tầm nhạc cụ dân tộc, dạy đánh chiêng, trống, dạy múa, hát lý, nói lý, hát dân ca, dân vũ, trình diễn trang phục, dàn dựng các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc tham gia hội diễn, giao lưu văn hóa ở cấp xã, huyện, cấp tỉnh và khu vực. Khuyến khích các nghệ sĩ, nghệ nhân chế tác, cải tiến nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, cải biên các làn điệu dân ca, dân vũ.

Vũ điệu tân tung da dá của dân tộc Cơ Tu (Ảnh Tấn Vịnh)
Vũ điệu tân tung da dá của dân tộc Cơ Tu (Ảnh Tấn Vịnh)

Về hướng nghiệp, các trường Dân tộc nội trú, các trường PTTH có sự khuyến khích, hướng nghiệp các em học sinh có năng khiếu nghệ thuật theo học các trường nghệ thuật như nhạc viện, Trường Sân khấu Điện ảnh… để sau khi tốt nghiệp về công tác tại các tỉnh, thành phố. Hỗ trợ cho các em sinh viên thuộc con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi của các tỉnh Miền Trung đang theo học các trường nghệ thuật trong và ngoài nước.

Về tuyển dụng, cần ưu tiên bố trí công tác những đối tượng thuộc con em đồng bào các DTTS ở các huyện miền núi các tỉnh, thành phố tốt nghiệp các trường nghệ thuật, đào tạo diễn viên ca, múa, nhạc, dàn dựng, đạo diễn chương trình nghệ thuật về làm việc tại các đơn vị trực thuộc Sở văn hóa thể thao và du lịch, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố.

Về cơ cấu tổ chức, cần tăng cường nhân lực, đội ngũ và bổ sung chức năng hoạt động của các đoàn nghệ thuật thuộc các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung. Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp khu vực này không chỉ theo đuổi một loại hình “dân ca bài chòi” mà còn nơi ươm mầm, nuôi dưỡng, là đất diễn dành cho các nghệ sĩ là con em thuộc các dân tộc miền núi. Họ mang những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc về phục vụ buôn làng, lưu diễn nhiều nơi, kể cả “mang chuông đi đánh xứ người” để giao lưu với nghệ sĩ quốc tế. Đơn cử như năm 2009, Đoàn nghệ nhân dân tộc Cor (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) được mời đi biểu diễn tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, cần tuyển dụng diễn viên có tài năng về loại hình về nghệ thuật biểu diễn; có chính sách đãi ngộ xứng đáng những nghệ sĩ làm công tác biên kịch, đạo diễn, nhạc công am hiểu về nghệ thuật dân tộc. Tạo điều kiện cho họ có môi trường làm việc, được giao lưu học hỏi, trao dồi tài năng nghệ thuật, tham gia sáng tác, cải tiến nhạc cụ dân tộc, dàn dựng, biểu diễn ca, múa, nhạc. Gây dựng, từng bước hình thành Nhóm nghệ thuật dân tộc miền núi ở các tỉnh, thành phố.

Trong tương lai, sau khi có đủ điều kiện, nguồn lực, nhân lực, đội ngũ diễn viên người DTTS sẽ tiến tới thành lập Đoàn Nghệ thuật dân tộc miền núi chuyên nghiệp.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 16/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.