Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bánh ka tum của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Nga Anh (T/h) - 16:09, 16/07/2021

Ka tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Đây là thức quà đặc biệt chứa đựng cả tình đất và người An Giang.

Bánh ka tum của người Khmer ở Tri Tôn (An Giang)
Bánh ka tum của người Khmer ở Tri Tôn (An Giang)

Bánh ka tum gửi gắm ước vọng về một cuộc sống trọn vẹn, sung túc và đủ đầy. Thế nên chỉ trong những ngày lễ, Tết cổ truyền như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Oc om booc... người Khmer mới làm loại bánh này để dâng lên trời đất. Và cũng chỉ có vùng đất Ô Lâm thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) mới còn làm loại bánh này.

Ở xã Ô Lâm hiện nay có nghệ nhân Neáng Phương là một trong số ít nghệ nhân còn giữ được nghề làm bánh ka tum. Hơn 40 năm gắn bó với nghề làm bánh ka tum, bà Néang Phương giữ được những bí quyết riêng trong khâu làm bánh, vì vậy, toàn xã Ô Lâm chưa có ai làm bánh ngon và khéo như bà.

Nghệ nhân Neáng Phương chia sẻ, nguyên liệu làm bánh ka tum có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường cát, muối… Gạo nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, sau đó để ráo. Tiếp đến là cho đậu trắng, nước cốt dừa cùng chút muối và một ít đường trộn đều, cho thấm gia vị rồi gói bánh.

Khâu khó nhất và mất thời gian nhất là làm vỏ bánh. Thường bà con phải lựa những tàu lá thốt nốt non ở trên ngọn cây cho vừa đủ độ, chặt xuống, lau sạch, rọc từng mảnh nhỏ, dài có kích thước bằng nhau rồi đan thành hình vuông để tạo thành vỏ bánh. Riêng phần chóp bánh ka tum được thắt một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở. Một chiếc bánh đẹp đòi hỏi vỏ bánh phải vuông đều các góc, các mặt, lá thốt nốt phải được đan khít với nhau để nhân không bị lộ ra ngoài. Dù đã thành thạo và quá quen tay, nhưng vì dáng bánh nhỏ, miệng vỏ lại hẹp nên công đoạn cho nhân vào bên trong khá lâu, bởi vậy, mỗi một ngày, bà Neáng Phương cũng chỉ làm được khoảng 100 cái bánh.

Phần chop bánh ka tum được thắt lá một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở
Phần chóp bánh ka tum được thắt lá một cách khéo léo giống như cánh hoa đang bung nở

Bánh ka tum sau khi gói xong, được nấu trong nước sôi khoảng 30 - 45 phút, sau đó vớt ra, chần qua nước lạnh rồi để ráo. Nhìn bề ngoài,bánh ka tum có màu vàng nhạt, hình dáng lạ mắt. Phần nhân bánh bên trong không dính vỏ, nếp mềm mịn, dẻo thơm hòa quyện cùng nước cốt dừa beo béo khiến du khách phương xa mê mẩn. Chính bởi hương vị tuyệt diệu ấy mà tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức vào năm 2016, bánh ka tum do nghệ nhân Neáng Phương làm đã đoạt Huy chương Vàng.

Nhận thấy các giá trị văn hóa truyền thống đang được quan tâm, phát huy trở lại, nên nhiều năm gần đây nghệ nhân Neáng Phương đã dốc lòng truyền dạy công thức và cách làm bánh Ka Tum cho thế hệ trẻ của Ô Lâm, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Bánh ka tum được gói bằng lá thốt nốt non
Bánh ka tum được gói bằng lá thốt nốt non
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.