Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế: Tập huấn kỹ năng truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Minh Thu - 13:01, 05/12/2022

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2022 cho 105 học viên là cán bộ cấp xã, thôn, bản tại các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc huyện A Lưới và thị xã Hương Trà.

Quang cảnh lớp Tập huấn
Quang cảnh lớp Tập huấn

Lớp Tập huấn nhằm thực hiện Kế hoạch số 58/KH-BDT ngày 14/10/2022 của Ban Dân tộc về thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

Tại lớp Tập huấn, các giảng viên đã giới thiệu các nội dung về: Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động cộng đồng và hòa giải cơ sở; kỹ năng truyền thông về pháp luật hôn gia đình, trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; một số nội dung chính về Luật Trẻ em và vai trò của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ trẻ em; thực trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Qua Tập huấn, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn sẽ nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân về hậu quả của tảo hôn và HNCHT, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi và có được ứng xử đúng đắn trong thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La chú trọng sắp xếp, ổn định dân cư

Sơn La chú trọng sắp xếp, ổn định dân cư

Thực hiện Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, đã có nhiều điểm định canh, định cư tập trung được tỉnh Sơn La đầu tư, xây dựng. Qua đó, giúp các hộ đồng bào DTTS vùng thiên tai ổn định đời sống, phát triển sản xuất.