Đặc điểm
Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng, có chữa nhiều nước hơi nhớt.
Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau. Thường là hình tam giác hoặc trái xoan, tình tim ở gốc, còn ở chóp hơi tù và nhọn. Lá dài khoảng 15 – 20mm với chiều rộng gần bằng đài.
Hoa càng cua mọc thành từng chùm dài ở đầu cây và hợp với nhau. Hoa có chiều dài gấp khoảng 2 – 3 lần lá. Quả mọng có hình cầu và có mũi nhọn cứng ngắn ở phía đỉnh.
Trong rau càng cua chứa nhiều chất sắt nên thích hợp cho người thiếu máu. Ngoài ra, trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, 34mg phospho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, 5,2mg vitamin C, có tác dụng hỗ trợ tim mạch, huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường, táo bón.
Một số bài thuốc có sử dụng dược liệu rau càng cua
Chữa đau nhức xương khớp: Xay nhuyễn rau càng cua, lọc lấy nước, uống nước rau càng cua vào thời điểm mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ.
Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
Viêm họng: Rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
Trị thiếu máu nhẹ: Có thể xào rau với thịt đỏ như thịt bò hay thịt heo giúp bổ sung sắt cho máu và tăng khả năng tập trung.
Giải nhiệt, nóng trong: Món canh rau càng cua nấu nấm kim châm, nấm rơm là công thức tuyệt vời để giải nhiệt, trị bệnh nóng trong người.
Trị chín mé, sưng tấy, mưng mủ: Lấy 10g rau càng cua đem rửa sạch, giã nát lấy bã đắp lên vết sưng, mưng mủ, phần nước để uống để trị bệnh chín mé. Kiên trì áp dụng như vậy trong vòng 1 tuần.
Chữa tiểu khó, tiểu buốt: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Chữa mụn nhọt: 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống hoặc xay lấy nước uống liên tiếp trong vòng 1 tuần sẽ thấy mụn nhọt trên người giảm đi rõ rệt.
Điều trị chứng đau lưng cơ co rút: Dùng 10g rau càng cua đem rửa sạch, phơi khô sắc lấy nước uống trong ngày để điều trị chứng đau lưng cơ co rút. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày liên tiếp.
Chữa viêm họng, khô cổ khản tiếng: 50-100g rau càng cua, rửa sạch nhai ngậm hoặc xay uống hàng ngày, uống liên tục 3-5 ngày để chữa viêm họng, khô cổ khản tiếng.
Chữa đái tháo đường kèm miệng khô rát:100g rau càng cua rửa sạch, trộn giấm hoặc chanh ăn liên tiếp trong vòng 1 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường kèm miệng khô rát. Hoặc lấy rau càng cua xào tỏi cũng là món ăn hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chữa da khô rát: 10g rau càng cua ăn sống, xay lấy nước uống và đắp bã lên vùng da bị khô rát sẽ giúp da mềm và hạn chế tình trạng bong tróc.
Điều trị chứng đau lưng và cơ co rút: Sử dụng 10g rau càng cua đem rửa sạch, phơi cho khô và sắc lấy nước uống trong ngày có tác dụng điều trị chứng đau lưng cơ co rút. Liệu trình cần được áp dụng từ 5 đến 7 ngày liên tiếp sẽ đem lại hiệu quả ngoài mong đợi.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Lưu ý
Trẻ nhỏ, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua.
Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau càng cua để tránh kích ứng.
Vì trong rau càng cua có chứa hàm lượng canxi khá cao nên không phù hợp cho những người bị bệnh sỏi thận.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, …, nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.
Trong quá trình dùng rau càng cua, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng nào về sức khỏe, phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.