Tác dụng của hành lá đối với sức khỏe
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành lá chứa chất chống Oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương DNA và các tế bào. Vitamin C và các hợp chất lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm Cholesterol và huyết áp, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các nguy cơ bệnh về tim.
Ngăn ngừa ung thư: Do có nhiều chất Flavonoid (Vitamin P), hành lá xanh cũng chứa một hợp chất được gọi là Allyl Sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và do đó giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.
Chống bệnh tiểu đường: Trong hành lá chứa nhiều Allylpropy Disulfide có tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng Insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu Crom, chất giúp các tế bào tương thích với Insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, Crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ Insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Giữ mắt khỏe mạnh: Trong hành lá có chứa Vitamin A và Carotenoid, là 2 chất đóng vai trò duy trì và giúp cho mắt khỏe mạnh hơn. Thêm hành lá vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp đôi mắt giảm tình trạng bị mỏi, viêm, các bệnh về mắt và chống thoái hóa điểm vàng, cản trở việc giảm thị lực theo tuổi tác.
Giải và ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.
Chống nhiễm khuẩn: Có thể dùng hành lá để tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm và cả những vi khuẩn như E.coli và Salmonella. Ngoài ra, hành lá còn chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Chống loãng xương: Trong hành lá chứa nhiều Vitamin K và Vitamin C (12 mg hành lá có chứa 20 microgram Vitamin K và 1,6 mg Vitamin C), mà những loại Vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Giúp lợi tiểu và lọc máu: Hành lá giúp giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút, bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu. Người bệnh có thể lấy một nắm hành và củ nghệ bỏ vào một bát nước sau đó đun cạn còn nửa bát, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
Tăng cường miễn dịch: Hành lá chứa nhiều Allicin có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Ngoài ra, với mùi hăng của hành nó sẽ làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi cảm lạnh và cúm rất tốt. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.
Bài thuốc chữa bệnh từ hành lá
Giải cảm: Hành hoa 10 g, lá tía tô 10 g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
Trị mụn trứng cá: Lấy một nắm lá hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã nát để lấy phần tinh chất hành trộn với 1 thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Duy trì cách này 2 - 3 lần/tuần sẽ cải thiện mụn rõ rệt.
Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng trắng cố định lại trong khoảng 8h rồi tháo ra. Việc làm này có tác dụng tán hàn, tôn kinh, thông khí bàng quang nên trị đái dầm ban đêm nhanh chóng.
Chữa ho: Hành hoa 60 g, gừng tươi 10 g. Cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần. Hoặc hành 5 g ngâm với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống 1 lần.
Chữa tắc tia sữa: Sắc 40 g hành lá lấy nước uống trong vài ngày có thể làm thông sữa.
Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5 g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20 g, mã đề 20 g, râu ngô 15 g, rễ cỏ tranh 15 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20 g sắc uống.
Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30 g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9 g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.
Đau bụng giun: Củ hành tươi 5 g ép lấy nước, trộn với 5 ml dấm uống hết một lần.
Tiêu chảy: Hành củ 5 g, quả táo tây 5 g sắc nước uống.
Đi tiểu ra máu: Đun 5 g hành, nghệ 5 g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.
Chữa viêm khớp: Củ hành to 60 g, gừng già 15 g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62 g, gừng 16 g, ớt 3 g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
Chữa động thai ra máu: Hành củ 20 g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
Chữa giun chui ống mật: Hành 80 g, giã vắt lấy nước, trộn với 40 ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.
Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30 g, gừng tươi 20 g, chè búp khô 8 g, tía tô 6 g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Trị đau đầu, cảm sốt: Lấy khúc hành lá nghiền nát rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Chữa bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).
Giúp cho xương chắc khỏe: Ăn hành lá thường xuyên giúp cho xương chắc khỏe.
Bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100 g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
Lưu ý
Người có cơ địa hỏa bốc, dương thịnh, người bị huyết áp cao không nên ăn hành lá.
Người bị ra máu kinh lỏng và đỏ, kinh nhiều, kinh sớm không nên lạm dụng hành lá.
Không dùng kết hợp hành lá với mật ong.