Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây bình vôi và những bài thuốc dân gian

Như Ý - 19:40, 18/04/2023

Cây bình vôi hay còn gọi là cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng…có vị đắng ngọt. Trong Y học cổ truyền cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Trong y học hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Sau đây là một số công dụng của cây bình vôi và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mời bà con tham khảo.

Trong Y học cổ truyền cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,…
Trong Y học cổ truyền cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,…

Tác dụng của cây bình vôi

An thần: Theo một số nghiên cứu cây bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ. Qua nghiên cứu cho thấy trong củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin, một loại hoạt chất kích thích an thần rất cần thiết trong y học. Ngoài ra, L – tetrahydropalmatin còn có tác dụng duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,…

Hỗ trợ điều trị bệnh Gout: Đây cũng là tác dụng được rất nhiều người quan tâm bởi thành phần Stephania rotunda Lour có trong củ bình vôi có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên khá mạnh, có thể kháng viêm, giảm đau nhức trên tốt trên xương khớp.

Chữa trị các chứng bệnh về đường hô hấp

Thành phần Rotundin của củ bình vôi còn có khả năng cải thiện rất nhiều bệnh cho hệ hô hấp như ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, hen suyễn…rất tốt. Dùng các bài thuốc từ dược liệu này sẽ đem đến những cải thiện sức khỏe hiệu quả mà không cần dùng đến một số loại thuốc Tây y khác.

Cải thiện chứng mất ngủ: Hoạt chất cepharanthin trong cây bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn và kích thích sản sinh một số kháng thể có lợi cho người bị mất ngủ.

Hạ huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ, đặc biệt với những người già, người cao tuổi. Các vitamin và hoạt chất trong củ bình vôi có thể kiểm soát được mức huyết áp ổn định dựa trên việc kiểm soát lưu lượng máu. Hoạt chất Alcaloid và isoquinoline có thể ngăn ngừa tình trạng co thắt mạch máu, nhờ đó giúp cho mạch máu được thư giãn và đưa đến các cơ quan khác hiệu quả quả hơn, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp tối đa.

(Tổng hợp) Cây bình vôi và những bài thuốc dân gian 1

Hỗ trợ điều trị đối với bệnh động kinh: Động kinh là căn bệnh có liên quan đến những tổn thương não tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt có tỷ lệ gây tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Dùng các bài thuốc từ cây bình vôi dù không đem đến tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh một các khá hiệu quả.

Hoạt chất Rotundin có trong cây bình vôi có tác khả năng hạ huyết áp, ổn định tâm lý đồng thời thư giãn các dây thần kinh. Nhờ đó có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng co giật đột ngột, chống co quắp.

Nâng cao khả năng miễn dịch: Các nghiên cứu cũng cho thấy chất Cepharanthin trong cây bình vôi có thể cải thiện tình trạng giảm bạch cầu thường xuất hiện ở những người đang điều trị ung thư bằng thuốc bằng cách nâng cao hệ miễn dịch. Nhờ đó người bệnh khỏe mạnh hơn, hạn chế mắc một số bệnh do các virus, vi khuẩn xâm nhập đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa: Để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa, dân gian thường dùng cây bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ. Cụ thể, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 – 6g, còn đối với trẻ nhỏ thì nên sử dụng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.

Tuy nhiên, bình vôi có hàm lượng dược tính khá cao, cho nên các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên lạm dụng chúng.

(Tổng hợp) Cây bình vôi và những bài thuốc dân gian 2

Một số bài thuốc từ cây bình vôi

Trị mất ngủ: Dùng 12g bình vôi, 12g lạc tiên, 12g vông nem, 6g liên tâm, 6g cam thảo. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Hoặc để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 10 – 15ml rượu ngâm bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ bình vôi để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá liều thì bạn nên sử dụng với liều lượng nhỏ và không nên lạm dụng chúng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc từ long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi thứ 15g, lá vông 12g, củ bình vôi khô 8g. Đem các nguyên liệu đem rửa hoặc ngâm lại với nước sạch rồi để ráo. Đem tất cả sắc dùng 1 lít nước sạch trong 20-25 phút. Đun trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp.Chia thuốc thành 2 phần, dùng uống hết trong ngày vào buổi sáng hoặc tối.

Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá và bệnh động kinh: Lấy 3 – 6g củ bình vôi phơi khô đem rửa sạch củ bình vôi khô, đem sắc cùng 1 lít nước sạch trong 20 – 25 phút. Đun đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần dùng để uống trong ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng ấm sẽ dễ uống hơn.

Lưu ý với điều trị bệnh động kinh người bệnh nên dùng vào trưa và tối sau bữa ăn để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.

(Tổng hợp) Cây bình vôi và những bài thuốc dân gian 3

Trị động kinh: Dùng bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, đồng lượng 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính: Dùng bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 12g, trần bì 10g. Sắc uống, ngày một thang.

Trị suy nhược thần kinh: Lấy bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, mỗi loại 12g. Đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày: Dùng bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi loại 12g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Điều trị gout: Lấy củ bình vôi rửa sạch, sau đó đem đi cào sạch vỏ bên ngoài, thái mỏng, sấy khô và nghiền thành bột. Bảo quản bột củ bình vôi trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ khoảng 3 – 6g bột để hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.

Lưu ý:

Dù cây bình vôi được nghiên cứu là không độc tuy nhiên nó lại chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin). Đây là một chất có thể làm gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Vì vậy nếu quá lạm dụng cây bình vôi và sử dụng với một liều lượng lớn liên tục có thể khiến ancaloit A tích tụ lại, phát tác độc tính và có thể gây ra hiện tượng co giật khá nguy hiểm.

Liều lượng bình vôi tốt nhất nên dùng để đảm bảo an toàn là dưới 30g một ngày. Không nên tự ý sử dụng chúng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ dưới 12 tháng tuổi

Không lạm dụng, uống quá nhiều bình vôi trong thời gian dài.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.