Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bạc Liêu: Phát huy vai trò Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới

M. Ngân - T. An - 18:05, 27/07/2022

Bạc Liêu là 1 trong 2 địa phương ở vùng Tây Nam bộ có 100% các xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (NTM). Hơn 10 năm qua, nhờ xây dựng NTM tại các địa phương, bộ mặt nông thôn có sự khởi sắc đáng kể. Song hành với kết quả ấy là sự góp công, góp sức không nhỏ của những Người có uy tín và đồng bào Khmer.

Đồng bào Khmer với mô hình trồng hoa làm đẹp các con đường vào phum sóc
Đồng bào Khmer với mô hình trồng hoa làm đẹp các con đường vào phum sóc

Bạc Liêu hiện có hơn 66 nghìn người Khmer, chiếm 7,6% số dân toàn tỉnh. Những năm qua, ngoài chính sách của Ðảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con ngày càng được cải thiện, phát triển so với những năm trước.

Nhiều năm qua, từ sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng những chính sách ưu đãi, đời sống đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào Khmer ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nhiều tuyến đường nông thôn được mở rộng, hệ thống chợ, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng được đầu tư nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho bà con.

Song song đó, tỉnh còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ cây - con giống giúp bà con Khmer nghèo sản xuất, nâng cao đời sống. Đáp lại sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đồng bào hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng phum sóc, làng quê phát triển, nhiệt tình tham gia các phong trào xây dựng NTM, tự nguyện hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Ông Thạch Mít, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer ở xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) cho biết: “Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên đồng bào Khmer tích cực tham gia, góp sức cùng với địa phương. Đây là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi của bà con, bởi các công trình sau khi hoàn thành thì người dân trực tiếp được thụ hưởng. Vì vậy trong thời gian qua, mỗi khi địa phương phát động, là gia đình tôi và bà con Khmer trong ấp luôn tích cực ủng hộ, tham gia. Chúng tôi đã đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng cầu, đường và lắp đặt bóng đèn thắp sáng đường quê…”.

Vĩnh Trạch Đông là một xã vùng ven biển khó khăn nhất của TP. Bạc Liêu, nơi tập trung đông đồng bào Khmer sinh sống. Từ xuất phát điểm thấp, việc xây dựng NTM ở địa phương này gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ đầu triển khai. Tuy nhiên, sau những nỗ lực, đồng thuận từ chính quyền và Nhân dân, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đã làm cho diện nạo nông thôn nơi đây khởi sắc hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, xã đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM vào năm 2017. Hiện, xã Vĩnh Trạch Đông đang tập trung để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao trong năm 2022 này.

Còn ở xã Vĩnh Trạch, ngoài việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đồng bào dân tộc Khmer trong xã còn tham gia tích cực vào các phong trào tại địa phương, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội. Nhiều tấm gương học tập, gia đình, dòng họ học tập tiêu biểu xuất hiện như: Dòng họ Thạch, Dòng họ Kim,…, Nhiều mô hình tổ tự quản về ANTT hoạt động hiệu quả như: Mô hình tổ tự quản dòng họ Thạch, Dòng họ Sơn ấp Kim Cấu xã Vĩnh Trạch,… Tất cả góp phần ổn định kinh tế và ổn định ANTT của xã.

Các vị Người có uy tín luôn song hành cùng chính quyền địa phương trong mọi phong trào thi đua
Các vị Người có uy tín luôn song hành cùng chính quyền địa phương trong mọi phong trào thi đua

Trao đổi với chúng tôi, ông Triệu Minh Tứ, Chủ tịch UBND xã thông tin: “Hiện nay, Đảng bộ và Nhân dân trong xã đang cố gắng xây dựng hoàn thành các tiêu chí để được tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao” trong năm 2022. 

Để đạt được tiêu chí này, Đảng ủy, UBND xã tiếp tục chú trọng vận động các cấp, các ngành tập trung tạo điều kiện hỗ trợ điều kiện sống, sinh hoạt cho các hộ dân, các ấp có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Kim Cấu, Giáp Nước, Công Điền để bà con an tâm lao động, sản xuất, góp phần cùng địa phương xây dựng NTM”.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã huy động sức mạnh tổng hợp, tạo sự đồng thuận của người dân cùng tham gia xây dựng NTM nâng cao, bằng nhiều việc làm thiết thực như, phối hợp với tổ dòng tộc tăng cường công tác tuyên truyền bằng hai thứ tiếng (Việt và Khmer), định kỳ vào ngày 30 hàng tháng...

Ông Trịnh Thanh Phong, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, sự vận động tích cực của các sư sãi, A-cha, Người có uy tín, tinh thần tự thân vươn lên của đồng bào DTTS trên địa bàn đã góp phần lớn vào quá trình xây dựng NTM ở Bạc Liêu. Nhờ đó,- nhiều công trình, phần việc đã hoàn thành nhanh chóng và phát huy hiệu quả.

Đồng thời, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao niềm tin của người dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ đó, đồng bào hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc, làng quê phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.