Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Cát Tường - 06:17, 20/05/2022

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện trong cộng đồng doanh nhân toàn quốc.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công kêu gọi hội viên và cộng đồng doanh nhân cả nước đồng lòng thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam - Ảnh:VGP/Huy Thắng
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công kêu gọi hội viên và cộng đồng doanh nhân cả nước đồng lòng thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam - Ảnh:VGP/Huy Thắng

Ngày 19/5, VCCI tổ chức Lễ kỷ niệm 132 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Theo công bố của VCCI, quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm 6 điều: Tạo giá trị cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

VCCI công bố và phát động thực hành 6 quy tắc trên nhằm nâng cao nhận thức của doanh nhân về đạo đức, lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hoá kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Quy tắc đạo đức góp phần thực hiện chủ trương Đảng, Nhà nước đã đề ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, văn hoá kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao. Củng cố niềm tin, tăng sự ủng hộ của xã hội với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam sẽ không chỉ phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn sở hữu thêm những giá trị, sức mạnh mềm, tạo uy tín, lợi thế trong hoạt động kinh doanh - Ảnh: VGP/Huy Thắng
Đội ngũ doanh nhân Việt Nam sẽ không chỉ phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn sở hữu thêm những giá trị, sức mạnh mềm, tạo uy tín, lợi thế trong hoạt động kinh doanh - Ảnh: VGP/Huy Thắng

Quán triệt mục tiêu phát triển đất nước của Đại hội Đảng XIII đã đặt ra, Nghị quyết Đại hội VII của VCCI đã xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có việc "Tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam, hình thành và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp".

Lãnh đạo VCCI chia sẻ, có 3 mục tiêu của việc xây dựng, ban hành Quy tắc đạo đức doanh nhân. Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các doanh nhân về đạo đức, lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hóa kinh doanh và bảo đảm sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, góp phần thực hiện chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao. Thứ ba, củng cố niềm tin, tăng sự ủng hộ của xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết: VCCI hiện có trên 200.000 doanh nghiệp hội viên và gần 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên, đây là cơ sở quan trọng để Quy tắc đạo đức sẽ đi vào cuộc sống. Đại diện VCCI cho biết, từ nay, VCCI sẽ lấy việc thực hành 6 quy tắc đạo đức doanh nhân là yêu cầu tiên quyết trong xem xét, bình chọn, trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu năm nay sẽ được trao vào tháng 10/2022, nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Việc thực hiện các quy tắc đạo đức doanh nhân hướng đến xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngang tầm với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Với việc có những phẩm chất đạo đức chung, thống nhất, đội ngũ doanh nhân Việt Nam sẽ không chỉ phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn sở hữu thêm những giá trị, sức mạnh mềm, tạo uy tín, lợi thế trong hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, nước ta có trên 850.000 doanh nghiệp và hơn 5,4 triệu hộ kinh doanh, tương ứng với đó là số lượng doanh nhân lên đến hàng triệu người. Từ năm 1991 đến năm 2021, GDP Việt Nam tăng từ 9,6 tỷ USD lên 363 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tăng từ 188USD lên 3680USD, tăng gần 20 lần. Doanh nhân Việt Nam tự tin và có quyền tự hào về những đóng góp của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng!

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.