Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

3 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Thanh Nguyên - 09:10, 20/07/2024

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024, xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

Di tích lăng mộ và đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định ở Gò Công – Tiền Giang. Ảnh: Bộ VHTTDL
Di tích lăng mộ và đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định ở Gò Công - Tiền Giang. (Ảnh: Bộ VHTT&DL)

Cụ thể, 3 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) và Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang). Như vậy, sau đợt xếp hạng thứ 15, Việt Nam có tổng cộng 133 Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), là những đại diện tiêu biểu về di sản Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình. Đây còn là các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử, văn hóa hấp dẫn, độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh trong giai đoạn mở cửa, hội nhập và liên kết vùng.

Di tích hang xóm Trại được phát hiện năm 1975. Hang có niên đại 21.000 năm cách ngày nay và đã được xếp hạng Di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 2001. Qua nhiều lần điều tra, thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặc biệt là di vật đá lên đến hàng nghìn hiện vật. Cho đến nay, đây là di tích Văn hóa Hòa Bình có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá.

Di tích mái đá làng Vành được nhà nữ khảo cổ học người Pháp M.Colani phát hiện, khai quật từ năm 1929 và được xếp hạng Di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hóa gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Di tích có địa tầng rất dày, chứa tổ hợp công cụ đá, gốm, mộ táng của cư dân Văn hóa Hòa Bình niên đại từ 17.000 - 8.000 năm cách ngày nay...

Mặt trước tháp cổ Vĩnh Hưng. (Ảnh: Thảo Nguyên)
Mặt trước tháp cổ Vĩnh Hưng. (Ảnh: Thảo Nguyên)

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, mà trong cuộc khai quật tại Tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của Tháp cổ Vĩnh Hưng.

Năm 1992 Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) quyết định xếp hạng tháp Vĩnh Hưng là di tích cấp quốc gia.

Vào các năm 2002 và năm 2011, Trung tâm nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu khai quật xung quanh Tháp. Kết quả khai quật đã thu được nhiều hiện vật quí giá như nhiều tượng đá, tượng đồng, gốm, đá quí…, trong đó có 4 Bảo vật quốc gia. Từ kết quả khai quật khảo cổ học, các nhà Khoa học xác định Tháp Vĩnh Hưng có niên đại từ thế kỷ IV sau Công Nguyên và được tu sửa qua nhiều giai đoạn sau đó (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công Nguyên) thuộc nền văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo. 

Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang): Đền thờ Trương Định tọa lạc tại ấp 2, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, thờ vị Anh hùng dân tộc Trương Định, người có công khai phá vùng đất Gò Công. Đây được xem là quê hương thứ hai (bên cạnh quê hương tỉnh Quảng Ngãi) của ông, nơi ông lớn lên lập nghiệp và kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp.

Để tưởng nhớ công đức của ông, nhân dân Gò Công thường gọi là “Trương Công Định” hoặc “Ông Trương”, có nơi ở Gò Công gọi là “Ông Lớn”. Di tích Đền thờ Trương Định ở xã Gia Thuận là Di tích cấp Quốc gia cùng với Di tích Ao Dinh và Di tích Đám lá tối trời có tên chung là các địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa Trương Định, như: Đền thờ Trương Định, Đám lá tối trời, Ao Dinh.

Theo Quyết định, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).