Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bình (Yên Bái): Khai Lễ đền Mẫu Thác Bà

T.Minh (t/h) - 17:31, 09/02/2022

Sáng 9/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức Lễ dâng hương, Khai lễ đền Mẫu Thác Bà.

Lễ dâng hương rước lễ Đền Mẫu Thác Bà được tổ chức trang nghiêm
Lễ dâng hương rước lễ Đền Mẫu Thác Bà được tổ chức trang nghiêm

Đền Mẫu Thác Bà tọa lạc trên núi Hoàng Thi, dựa lưng vào núi với thế bao quát đất trời. Từ sân đền nhìn xuống có thể ngắm toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Điện lực miền Bắc Việt Nam.

Theo truyền thuyết, vào đời vua Hùng Vương thứ 18, có nàng công chúa tên gọi là Minh Đạt được vua cha cắt cử trông coi vùng Trôi Thủy, tức vùng sông Chảy ngày nay, để dạy dân khai hoang, trồng lúa dệt vải, phát triển nghề chài lưới đánh bắt cá tôm, trồng cây gây rừng để hình thành nên châu Thu Vật, Phủ Bình.

Nghi thức rước lễ tại đền Mẫu Thác Bà
Nghi thức rước lễ tại đền Mẫu Thác Bà

Khi bà mất, để tưởng nhớ ơn, công lao, nhân dân đã lập Đền thờ Mẫu ngay trên ngọn thác tại xã Đạo Ngạn, nay là thị trấn Thác Bà, tôn bà là Thánh Mẫu. Hằng năm, Thánh Mẫu thường hiển linh tạo phúc làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Truyền thuyết còn kể lại rằng, dưới thời nhà Trần, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong một lần xuất quân đánh quân Nguyên Mông xâm lược, khi qua đền, ông và nghĩa quân đã vào đền kính bái và được Thánh Mẫu giúp đỡ dẹp yên giặc thù. Khi đoàn quân thắng trận trở về, Chiêu Văn Vương đã ban tặng đền là "Mỹ Tự Thác Bà tối linh từ".

Nghi lễ hóa chúc văn
Nghi lễ hóa chúc văn

Dưới các triều đại vua, đền đã được ban 6 sắc phong. Từ đó đã trở thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 4, ngày 17/7 và rằm tháng Chạp là ngày lễ tri ân Thánh Mẫu. Trong đó, mùng 9 tháng Giêng là ngày lễ hội chính để trăm họ tụ họp, mở hội rước Mẫu, dâng lên Thánh Mẫu lễ vật để tỏ lòng tôn kính và cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ.

Lễ dâng hương vẫn được tổ chức trang nghiêm với những nghi thức truyền thống là rước lễ vật gồm: Chè kho, bánh, hoa quả, rước cá từ hồ Thác Bà và nghi lễ hóa chúc văn.

Lãnh đạo huyện Yên Bình và nhân dân địa phương dâng hương thành kính tại đền Mẫu Thác Bà
Lãnh đạo huyện Yên Bình và nhân dân địa phương dâng hương thành kính tại đền Mẫu Thác Bà

Sau phần tế lễ, Ban tổ chức, các đồng chí lãnh đạo huyện, chính quyền địa phương cùng bà con nhân dân và du khách thập phương đã dâng hương tỏ lòng thành kính, cầu một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Lễ đền Mẫu Thác Bà không chỉ là nét văn hóa tâm linh mà còn giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", khơi dậy lòng tự hào và tôn vinh giá trị tinh hoa dân tộc cho thế hệ trẻ./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.