Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái có nhiều sản phẩm Ocop về du lịch cộng đồng

Nguyên Minh - 17:44, 13/11/2023

Khai thác tiềm năng và lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, nhiều chủ thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch văn hóa. Theo đó, các sản phẩm này đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương.

Du khách nước ngoài đến với các Homestay ở Yên Bái.
Du khách nước ngoài đến với các Homestay ở Yên Bái.

Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch là một trong 6 nhóm sản phẩm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang có gần 20 sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng tại hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Với sự đầu tư về cơ sở vật chất và các dịch vụ du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cùng sự phong phú, đa dạng và giàu giá trị nhân văn trong phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc các sản phẩm OCOP nhóm dịch vụ du lịch đã góp phần không nhỏ thu hút đông đảo du khách đến với địa bàn, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái còn có sự kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng, thưởng thức các món ăn dân tộc với tìm hiểu cuộc sống, trải nghiệm văn hóa với người dân bản địa hay cùng tham gia phát triển kinh tế với người dân địa phương. Từ đó, các sản phẩm này đã góp phần quảng bá vẻ đẹp về thiên nhiên, con người Yên Bái; đồng thời, nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP nhóm nông sản, bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, làm diện mạo các thôn, làng khu vực vùng cao, vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc, đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị khi đến với Yên Bái.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã đón trên 1.568 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, với tổng doanh thu ước đạt 1.284 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, không ít khách du lịch trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP của tỉnh. Qua đó, góp đưa Yên Bái trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Bắc với thương hiệu "điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.

Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ đón trên 1.500 nghìn lượt khách, doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm thu nhập cho người dân, nhất là nâng cao hiệu quả của các sản phẩm OCOP về du lịch. Tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp về phát triển du lịch, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, đề án về phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 14/4/2024 của HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch...

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.