Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu Nông sản sang EU: Chất lượng là “chìa khóa”

PV - 10:53, 21/08/2018

Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU đang rất lớn, nhưng đòi hỏi nông sản Việt Nam phải bảo đảm duy trì được chất lượng.

Chưa tận dụng hết tiềm năng

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, EU là một trong những thị trường lớn nhất của mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, hoa quả, các loại hạt và gia vị. Đơn cử như với hồ tiêu, Việt Nam là một trong hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU với sản lượng xuất khẩu trung bình khoảng 40 nghìn tấn/năm, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu hồ tiêu của thị trường EU.

Tuy nhiên, nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt sang EU còn chưa xứng với tiềm năng. Theo ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), nhìn về sản lượng, có thể thấy, nước ta có sản lượng nông nghiệp lớn với truyền thống lâu đời và nhiều tiềm năng phát triển sản xuất cũng như xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, khi nhìn về cơ cấu mặt hàng cụ thể lại thấy, nông sản tập trung theo mùa vụ chứ không rải đều theo thời gian cả năm. Do đó, trừ mặt hàng thủy sản, gạo, đa số các mặt hàng chỉ dồn vào một thời điểm nhất định, ví dụ như rau quả. Vì vậy, về lượng cung ứng, nông sản nước ta chỉ ở mức tạm thời chấp nhận được và đây là hạn chế rất lớn trong xuất khẩu.

Hồ tiêu là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang EU. Hồ tiêu là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang EU.

Bên cạnh đó, yêu cầu của thị trường EU với nông sản rất cao nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn thấp. Đơn cử như sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào EU chỉ chiếm chưa đến 1% tổng nhập khẩu của thị trường này. Ngay cả hồ tiêu- mặt hàng mà Việt Nam rất có thế mạnh tại EU, gần đây cũng gặp khó khăn khi bị EU đã cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

“EU là quốc gia không mở cửa thị trường nông sản và có sự bảo hộ rất mạnh trong lĩnh vực này. EU cũng đưa ra rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm an toàn thực vật và kiểm dịch động vật, về chất lượng sản phẩm… Điều này khiến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tương đối khó để bước chân vào thị trường này. Thậm chí, có một số mặt hàng EU quy định dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu về mức độ gần 0%, có nghĩa là đóng chặt cánh cửa đối với các mặt hàng đó”, ông Trần Ngọc Quân cho hay.

Giải pháp nào cho nông sản Việt?

Việt Nam đặc biệt có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang khu vực thị trường EU, do đây là khu vực không có điều kiện sản xuất những mặt hàng này. Đặc biệt, thời gian tới, EVFTA được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam khi thuế nhập khẩu giảm sâu, chỉ còn 0-5%.

Tuy nhiên, để tiếp cận tốt thị trường này, cần đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm. Theo ông Trần Ngọc Quân, hiện tại, Việt Nam chủ yếu đang xuất khẩu nông sản sơ chế với lợi thế đầu tư ít, xuất khẩu được ngay sau khi thu hoạch... kéo theo đó là giá trị thấp, lợi nhuận hưởng chủ yếu ở khâu nuôi trồng và đánh bắt. Để xuất khẩu nhiều và đạt giá trị cao thì phải tập trung vào khâu chế biến.

“Hơn nữa, khi đầu tư cho chế biến nông sản, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức chênh lệch khá lớn về thuế so với các nước đối thủ, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh vừa có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, đạt mức tăng trưởng cao và bền vững hơn”, ông Trần Ngọc Quân phân tích.

Đặc biệt, để gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu còn phải đáp ứng các yêu cầu về chuỗi và đẩy mạnh xuất khẩu theo chuỗi. Các mặt hàng nông sản hiện nay bên cạnh bán nhỏ lẻ bên ngoài nên tìm cách bán trực tiếp cho các hệ thống phân phối như siêu thị để có tính ổn định và bền vững cao hơn. Tuy nhiên, để được vào siêu thị thì ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của EU, phải đáp ứng được quy định về chuỗi của nhà phân phối.

Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước cần đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm. Không chỉ ở giai đoạn vận chuyển mà phải kiểm soát chặt chẽ trong toàn bộ quy trình sản xuất, minh bạch về nguồn gốc xuất xứ, giúp nhà nhập khẩu thuận lợi phân luồng an toàn thực phẩm.

Về phía Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người sản xuất, người nông dân thông qua các chương trình tập huấn về sản xuất theo quy chuẩn. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, ngành hàng, quốc gia… Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế thương hiệu đó để tiếp cận thị trường thế giới. Bộ sẽ tiếp tục đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do để tạo cơ hội cho nông sản Việt dễ dàng tiếp cận, tiến vào các thị trường với vị thế cạnh tranh tốt hơn.

HÀ ANH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.