Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu lao động vùng DTTS và miền núi: Chủ động ứng phó trong bối cảnh đại dịch

Thúy Hồng - 07:39, 27/05/2021

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang có nhiều thay đổi. Để ứng phó với tình hình này, ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước, các địa phương đang đẩy mạnh hoạt động tư vấn và tăng cường các phiên giao dịch việc làm trong nước; đồng thời, sẵn sàng các phương án đưa người lao thực hiện các hợp đồng làm việc ở nước ngoài khi điều kiện thuận lợi.

Người lao động ở Bắc Kạn được đào tạo nghề trước khi xuất khẩu lao động.
Người lao động ở Bắc Kạn được đào tạo nghề trước khi xuất khẩu lao động.

Thị trường lao động bị ngưng trệ

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến những lao động đang làm việc ở trong nước do các doanh nghiệp (DN) bị cắt giảm sản xuất, đóng cửa mà còn ảnh hưởng đến những lao động chuẩn bị xuất cảnh. Để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh, các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... đã ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngoài. Cộng thêm việc tạm dừng các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia tiếp nhận lao động, đã khiến cho số lao động đã trúng tuyển và làm hồ sơ bị mắc kẹt, không thể xuất cảnh được.

Đơn cử như huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, theo ông Hà Mạnh Thắng, Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Phong Thổ, từ năm 2020 đến nay, đã có hơn 50 đơn đăng ký lao động đi Đài Loan, Nhật Bản… nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên mới có 17 lao động được xuất cảnh.

Theo ông Nguyễn Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), do dịch bệnh, nhiều học sinh, người lao động đã đào tạo xong, nhưng không thể đi làm được. Năm 2020, SONA đào tạo nhân lực từ đầu năm, nhưng đến cuối năm 2020 mới đi được một phần. Hiện còn khoảng 20 người, phải về quê chờ đợi.

Bên cạnh tác động của dịch bệnh làm giảm số lượng xuất khẩu lao động, thì bức tranh chung về xuất khẩu lao động vẫn còn có một số hạn chế. Đó là nguồn lực lao động vẫn còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp,…do đó thu nhập lao động không cao, làm việc trong môi trường vất vả.

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện có 4 thị trường lao động tiềm năng, là Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu, nhưng lao động xuất khẩu chủ yếu là lao động phổ thông chủ yếu dùng sức khoẻ, làm việc chân tay để làm công việc nặng nhọc, trong xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt – may…

Nâng cao năng lực lao động chờ “mở cửa”

Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là một trong những địa phương có đông đồng bào DTTS đi XKLĐ. Đây được coi là một trong những kênh, giúp đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở địa phương này. 

Theo thống kê của Phòng LĐTB&XH huyện Pác Nặm, trong năm 2020, huyện Pác Nặm đã đưa 106 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn. Hiện nay, huyện Pác Nặm đang tiếp tục phối hợp với các công ty, đơn vị có uy tín về XKLĐ tư vấn cho người lao động; đồng thời đưa ra kế hoạch triển khai hỗ trợ cho người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài trong thời gian tới.

Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo phòng dịch cho người lao động.
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo phòng dịch cho người lao động.

Theo bà Hà Thị Huế, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Pác Nặm, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, vẫn đang được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện.

Huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân đi XKLĐ như: Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tổ chức các buổi tuyên truyền về cơ hội việc làm trong và ngoài nước cho người dân trên địa bàn nhiều xã biết và tham gia; phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho người lao động, đáp ứng thị trường lao động ngoài nước.

Tại Hà Giang, theo ông Phạm Hữu Trí, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH, trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, thời điểm này, Sở chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm; giới thiệu các doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các xã, phường, thôn, bản để họ nắm bắt được các chủ trương, chính sách, qua đó tuyên truyền cho người dân về XKLĐ. Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm thị trường, sẵn sàng thực hiện “thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới” với các nước khi điều kiện cho phép,

Theo số liệu báo cáo, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 là 78.641 lao động, đạt 112,3% kế hoạch đã điều chỉnh của năm. Trong quý 1/2021, cả nước đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 17 thị trường. Hai thị trường tiếp nhận chính lao động Việt Nam vẫn là Nhật Bản và Đài Loan.

Có thể thấy, mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến việc XKLĐ, nhưng bức tranh về XKLĐ vẫn có những dấu hiệu lạc quan.

Theo ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, chuyên gia trong lĩnh vực XKLĐ  thì người lao động đang chờ xuất cảnh, thay vì bi quan khi chờ đợi lịch bay, cần tận dụng thời gian này để trau dồi thêm ngoại ngữ, tay nghề, tác phong, nâng cao năng lực, luôn trong trạng thái tốt nhất và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu công việc từ chủ sử dụng lao động, ngay khi được nhập cảnh…

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.