Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

­­Xuâ­­n về trên những chiến khu xưa

PV - 09:40, 13/02/2019

Ngày Xuân, về lại những chiến khu xưa trên mảnh đất Tây Nguyên để tiếp tục được cảm nhận sự đổi thay nơi vùng đất đỏ bazan đang được bao phủ bởi một ­­màu xanh trù phú của bạt ngàn cao su, cà phê, điều, tiêu… Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với truyền thống anh dũng, kiên cường, sắt son một lòng theo Đảng, đang cùng với cả nước dựng xây quê hương ngày càng ấm no, sung túc.

Trong tiết trời Xuân se lạnh, chúng tôi đến với xã Dliê Ya, khu căn cứ cách mạng H4 huyện Krông Năng (Đăk Lăk). Ông Đặng Văn Thiện, Phó Chủ tịch xã Dliê Ya kể: “Trong những năm chiến tranh, đội du kích Dliê Ya không những là lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng hậu cứ, mà còn hỗ trợ cho phong trào cách mạng, giữ vững các tuyến hành lang chiến lược, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ từng bước đi đến thắng lợi. Nhiều người con ưu tú của Dliê Ya đã ngã xuống vì độc lập tự do của đất nước, trong đó có 23 Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên chính mảnh đất này”.

Cựu chiến binh A Huỳnh vẫn miệt mài lao động sản xuất ở tuổi ngoài 80. Cựu chiến binh A Huỳnh vẫn miệt mài lao động sản xuất ở tuổi ngoài 80.

Sau ngày giải phóng, vùng đất Anh hùng Dliê Ya bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới từ trong gian khó. Hành trình để thay đổi ở Dliê Ya với bao khó khăn, gian khổ không thể kể hết, chỉ nhớ rằng, cán bộ xã lúc đó phải xuống từng thôn, buôn để thực hiện “3 cùng” với dân và trực tiếp “cầm tay chỉ việc” trong mọi hoạt động sản xuất. Đến nay, toàn xã có 3.497 hộ, với 15.088 khẩu, 19 dân tộc anh em sinh sống trên 26 thôn, buôn.

Nhờ chú trọng triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đến nay, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng/người/năm; 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được đi học; hệ thống cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế từ xã đến thôn, buôn được tăng cường, củng cố…

Chúng tôi đến thăm nhà chị Lương Thu Vịnh (dân tộc Nùng). Gia đình chị Vịnh đang sửa soạn lại nhà cửa, bày biện đồ đạc chuẩn bị đón Tết. Chị Vịnh kể, quê chị vốn ở Tuyên Quang, vợ chồng chị vào mảnh đất Dliê Ya lập nghiệp với hai bàn tay trắng nên rất khó khăn.

Năm 2006, được địa phương tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng, chị Vịnh đầu tư trồng cây tiêu, lúa nước, chăn nuôi…; nhờ chăm chỉ làm ăn, biết tính toán chi tiêu hợp lý, nên đến nay gia đình chị đã tích lũy được tiền để xây được nhà kiên cố, mua sắm đầy đủ tiện nghi, con cái học hành đến nơi đến chốn. “Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi, mất mùa nhưng giá nông sản có tăng nên gia đình tôi vẫn dư được chút đỉnh, ăn Tết không đến nỗi nào”, chị Vịnh chia sẻ.

Rời Dliê Ya, tiếp tục cuộc hành trình vượt hơn 200 cây số đến với xã cách mạng Pờ Tó, huyện Ia Pa (Gia Lai), men theo sườn núi tìm đến hai địa chỉ đỏ Bi Yông, Bi Ya.

Trước đây, làng Bi Yông, Bi Ya nằm biệt lập giữa rừng cao, núi thẳm, cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Được Nhà nước quan tâm, đầu tư nâng cấp đường, xây cầu đập tràn qua suối. Giao thông thuận tiện, cây mía phù hợp thổ nhưỡng phát triển tốt, người làng Bi Yông, Bi Ya nhờ đó đã có của ăn của để. Đời sống dần được nâng lên, không khí Tết cũng dường như đến sớm hơn. Những điểm trường đã được xây dựng kiên cố, trẻ con trong làng đều được cắp sách đến trường và mơ về một tương lai xa hơn, tươi sáng hơn. Điều đó thể hiện qua ánh mắt tươi vui của lũ làng và nụ cười mãn nguyện trên gương mặt già làng, của các cựu chiến binh.

Già Đinh Nhi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng già vẫn còn nhớ như in cái ngày mà cả làng theo bộ đội, nuôi bộ đội. Nhiều năm liền mang súng, mang thuốc cho bộ đội từ Ia Pa, qua Kông Chro, rồi đi đến tận An Khê. Đến khi đất nước giải phóng, dân làng mới lại trở về.

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

“Trước đây bà con trong làng khổ lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giờ đây bà con đã biết cách làm ăn, có chỗ ở ổn định, con cháu được học hành, nhiều nhà khấm khá xây được nhà mới, có cả xe máy đắt tiền để đi lại… Nhìn đời sống bà con thay đổi già mừng lắm, giờ có “về” với ông bà, già cũng yên lòng” già Đinh Nhi tâm sự.

Từ xã Pờ Tó, ngược về chiến khu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ở nơi đầu nguồn con suối Đăk Psi, xã Măng Ri là khu căn cứ cách mạng, nơi đặt “đại bản doanh” của Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm kháng chiến đánh giặc cứu nước đầy cam go, gian khổ. Xã Măng Ri được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Chị Y Hiền ở thôn Ngọc La khoe, bà con trong thôn rất chăm chỉ làm ăn, Nhà nước làm đường, làm cầu đi lại thuận tiện nên không bỏ rẫy như trước kia nữa, những hộ có đất rẫy bỏ hoang đang tính toán vay mượn để phục hóa sản xuất trở lại. Gia đình chị cũng đang có ý định trong năm nay sẽ đầu tư trồng thêm 0,5ha bời lời, 0,5ha cà phê.

Xã Đăk Hà, cũng là xã căn cứ cách mạng của huyện Tu Mơ Rông, ghé thăm gia đình cựu chiến binh A Huỳnh. Ngoài 80 tuổi nhưng hằng ngày ông vẫn lên nương, chăm sóc cà phê, bời lời…

Cựu chiến bình già cho hay, ông đi theo cách mạng từ nhỏ, ông đã sống gần hết đời người ở mảnh đất Anh hùng này nên chứng kiến được sự đổi thay của quê hương. Trước đây, người dân khổ lắm, nhất là trong chiến tranh, kẻ thù ngày đêm càn quét nên bà con không sản xuất được, chủ yếu là săn bắt, hái lượm nhưng bà con vẫn một lòng tin Đảng, tin Bác Hồ.

“Sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống bà con Xơ-đăng đã có nhiều khởi sắc đi lên. Nhất là những năm gần đây, bà con đã được hỗ trợ cây, con giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên đã dần thoát nghèo. Đường sá được bê tông thẳng tắp, xe máy chạy khắp làng, trong nhà có ti vi, tủ lạnh… là minh chứng rõ nét nhất cho sự đổi thay của quê hương”, già Huỳnh phấn khởi nói.

Song điều đáng trân quý khác nữa là, dù cuộc sống đã đổi thay, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được “hồn cốt” của đại ngàn. Họ sống với nhau bằng tất cả nghĩa tình, mộc mạc như bản chất vốn có của người Tây Nguyên.

PHƯƠNG LÊ

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.