Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Xoa dịu nỗi đau sau bão lũ!

Thiên An - 20:36, 05/11/2020

Nước mắt chan đầy nước mưa, bà con các tỉnh miền Trung đang cùng với chính quyền gồng mình chống lũ và khắc phục hậu quả sau lũ. Chính trong cơn nguy biến do thiên tai, tình đồng chí, nghĩa đồng bào đã trở thành sức mạnh để người dân vùng lũ vượt qua cơn hoạn nạn.

Lực lượng vũ trang luôn tiên phong giúp người dân vượt lũ.
Lực lượng vũ trang luôn tiên phong giúp người dân vượt lũ.

Đường đi Quảng Bình có những đoạn còn sình lầy bùn đất, những dòng sông đỏ vẫn cồn cào giận dữ và những cánh đồng vẫn còn chìm trong biển nước. Cơn lũ dữ đi qua để lại khung cảnh tan hoang và những câu chuyện đau lòng.

“Mất hết rồi chú ơi, cả một trang trại lợn, gà, cá, rau, quả đến ngày thu hoạch đã bị Hà Bá cướp rồi. Tôi chỉ kịp ôm 2 đứa con cùng vợ chạy thoát cơn lũ dữ. Bây giờ gia đình tôi biết sống sao khi khối tài sản mà hai vợ chồng tôi xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả số tiền lớn mà chúng tôi vay ngân hàng nữa”. Đó là tâm sự của anh Quang Cường xã An Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) với chúng tôi. 

Chúng tôi bị ám ảnh bởi những vết nước còn hằn trên vách tường của những ngôi nhà nơi đây. Có nhà nước ngập đến gần mái! Hình ảnh người dân dỡ ngói cầu cứu hay cảnh treo quan tài người thân lên nóc nhà tránh lũ… thật xót xa!

Hiện chưa thể đánh giá hết được những thiệt hại và mất mát to lớn về người và của khi miền Trung liên tiếp bị ảnh hưởng nặng nề bởi “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ”.

Những tổn thất nặng nề do thiên tai ở miền Trung đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp Nhân dân đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, chia sẻ, tháo gỡ cũng như hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn.

Ngư dân vùng biển dùng thuyền đánh cá cứu hộ - cứu nạn - cứu trợ. (Nguồn ảnh VnExpress)
Ngư dân vùng biển dùng thuyền đánh cá cứu hộ - cứu nạn - cứu trợ. (Nguồn ảnh VnExpress)

Miền Trung rồi sẽ vượt qua những ngày mưa bão để đón nắng bình minh.

Là người con của miền Trung, chị Kim Hồng (43 tuổi) đã từng trải qua nhiều trận lũ kinh hoàng. Nó nhấn chìm tài sản, con người, nhà cửa, vườn tược. Nó là ký ức đau thương mà mỗi lần nhắc lại, giọng chị vẫn nghẹn ngào. “Bây giờ nhớ lại chị vẫn thấy sợ. Nước cứ dâng càng lúc càng cao và mạnh rồi nước dâng ngang ngực, chị buộc lòng phải leo lên mái nhà với người con gái. Hoảng sợ và chông chênh khi con nước ngày càng dâng cao. Chị ở mái nhà cả đêm, dựng một tấm ván rồi hai mẹ con ngồi trên đó. Chị không thể gọi được cứu hộ ngay trong đêm đó và cũng không dám tưởng tượng nếu mình rơi vào dòng nước đục ngầu đang cuộn xoáy hung tợn đó thì sẽ thế nào. Chị chỉ biết run rẩy và đợi chờ, rất may mắn là cả gia đình đều bình an”, chị Kim Hồng nhớ lại. 

Khi chia tay chúng tôi chị Kim Hồng cho biết: Sau khi nước rút, chị sẽ dựng lại mái nhà của mình, gieo thêm mớ hạt cho luống rau sau vườn và dọn sạch cái chuồng trại tan hoang để thả gà, nuôi lợn…

Đó là nghị lực phi thường của những con người miền Trung, cho dù cuộc sống có gặp khó khăn, dông bão hay thiên tai, hoạn nạn, nhưng trong họ vẫn luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt và tình yêu quê hương nồng nàn!

Theo số liệu về thiệt hại do thiên tai xảy ra trong tháng 10/2020 do Tổng cục Thống kê vừa công bố, thiên tai xảy ra chủ yếu là bão, mưa lớn, sạt lở, lốc xoáy tại một số địa phương làm 153 người chết và mất tích, 222 người bị thương; 111.900 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng; 3.000 con gia súc và 600.500 con gia cầm bị chết; 45.000ha lúa và 22.300ha hoa màu bị hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 2.700 tỷ đồng. Riêng mưa lũ tại các tỉnh miền Trung làm 129 người chết và mất tích, 214 người bị thương; ước tính tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 2.300 tỷ đồng, chiếm 83,8% tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cùng lực lượng Công an, Quân đội và toàn thể Nhân dân đã quyết liệt vào cuộc để cùng chung tay giúp bà con khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cấp 6.500 tấn gạo và 500 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra nhằm giúp người dân sửa chữa nhà ở và khắc phục cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong những ngày qua, đã có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương chia sẻ và hỗ trợ Nhân dân vùng lũ.

“Tính đến ngày 27/10, hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ bằng tiền và hiện vật quy ra tiền được trên 265 tỷ đồng”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.