Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết

Thanh Huyền - 15:37, 13/11/2020

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 13/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung thảo luận.

Phiên họp ngày 13/11 tại Hội trường.
Phiên họp ngày 13/11 tại Hội trường.

Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về PCMT. Quá trình triển khai thi hành Luật, đã thu được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực PCMT.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật PCMT năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật PCMT hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành…

Bên cạnh đó, do sự thay đổi tình hình, một số quan hệ xã hội mới xuất hiện liên quan đến công tác PCMT, nhưng chưa có quy định của luật để điều chỉnh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật PCMT hiện hành là cần thiết.

Dự án Luật PCMT do Chính phủ trình, gồm 8 chương, 69 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về PCMT.

Thảo luận tại Hội trường, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, để công tác PCMT đạt được hiệu quả, các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy (thuộc Công an Nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan) trong khu vực, địa bàn quản lý, cần được giao quyền chủ động, nhưng đồng thời, cần phối hợp với nhau thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy.

Cũng tại phiên thảo luận, các ĐBQH cũng đề xuất các giải pháp về thu hút các nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy; công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước...

Thay mặt cho cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cảm ơn các ĐBQH đã quan tâm, và có nhiều ý kiến đóng góp rất sâu sắc, đa dạng, phong phú, tâm huyết và rất có trách nhiệm đối với dự án Luật PCMT (sửa đổi). Bộ trưởng mong muốn, các ĐBQH và các cơ quan, tổ chức có liên quan, Nhân dân tiếp tục quan tâm cho ý kiến đối với dự thảo Luật PCMT (sửa đổi). Cơ quan chủ trì sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng như các cơ quan khác tiếp thu, bổ sung ý kiến đóng góp cho phù hợp với thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.