Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng hệ thống giải pháp tổng hợp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong canh tác nông nghiệp của đồng bào DTTS

Việt Cường - 15:39, 11/01/2023

Ngày 10/1/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi nghiệm thu Dự án Đánh giá thực trạng và xây dựng hệ thống giải pháp tổng hợp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong canh tác nông nghiệp của đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc.

Quang cảnh buổi nghiệm thu Dự án
Quang cảnh buổi nghiệm thu Dự án

Tham dự buổi nghiệm thu có các thành viên Hội đồng và một số nhà khoa học. PGs. Ts. Mai Văn Trịnh - Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Mục tiêu của Dự án là đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT) trong canh tác nông nghiệp; đồng thời đánh giá được nhận thức, kinh nghiệm và tập quán canh tác của đồng bào DTTS trong bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình quản lý về canh tác đất dốc bền vững phòng ngừa ô nhiễm đất, phục hồi đai rừng phòng hộ ven bờ sông suối phòng ngừa ÔNMT nước; xây dựng các tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường nông nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp tổng hợp phòng ngừa và giảm thiểu ÔNMT trong canh tác nông nghiệp gắn với phát triển sinh kế bền vững của đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc.

Đối tượng chính của Dự án là hiện trạng môi trường canh tác nông nghiệp ở khu vực Tây Bắc, trong đó tập trung chủ yếu vào các loại hình canh tác trên đất dốc và canh tác ven bờ sông suối; kèm theo các giải pháp, biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng ÔNMT trong canh tác nông nghiệp. Cùng các hoạt động điều tra, khảo sát, Dự án đã tiến hành phỏng vấn 1.600 hộ gia đình tại 16 xã, 4 huyện của 4 tỉnh khu vực Tây Bắc, gồm: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu.

PGs.Ts. Phùng Văn Khoa (Trường Đại học Lâm nghiệp) - Chủ nhiệm Dự án, phát biểu ý kiến tại phiên họp
PGs.Ts. Phùng Văn Khoa (Trường Đại học Lâm nghiệp) - Chủ nhiệm Dự án, phát biểu ý kiến tại phiên họp

Dự án đã điều tra, đánh giá nhận thức và kinh nghiệm của đồng bào DTTS trong bảo vệ môi trường, canh tác nông nghiệp ven sông suối và trên đất dốc trong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học, trong canh tác nông nghiệp trên đất dốc, canh tác ven bờ sông suối, trong xử lý chất thải nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Cùng với đó, Dự án đã triển khai 6 lớp tập huấn để nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn cho cộng đồng; thiết kế thí điểm một số mô hình canh tác đất dốc bền vững, giảm thiểu ÔNMT đất; mô hình phục hồi đai rừng bảo vệ môi trường ven sông suối, bảo đảm giảm thiểu xói mòn, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động canh tác nông nghiệp ven bờ.

Qua các hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá và xây dựng mô hình, Dự án đã đề xuất các giải pháp tổng hợp phòng ngừa và giảm thiểu ÔNMT trong canh tác nông nghiệp gắn với phát triển sinh kế bền vững của đồng bào, với các nhóm giải pháp như: Quy hoạch (không gian, thời gian); cơ chế chính sách, cơ sở pháp lý, hệ thống quản lý, giám sát và đánh giá; khoa học công nghệ (cây trồng, chăn nuôi, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất thải nông nghiệp); tăng cường năng lực cho các tổ chức có liên quan và cộng đồng người dân...

Bản đồ 4 tỉnh và 4 huyện được lựa chọn trong vùng Dự án
Bản đồ 4 tỉnh và 4 huyện được lựa chọn trong vùng Dự án

Đánh giá cao các hoạt động triển khai của Dự án, đặc biệt là phương pháp phân tích, sử dụng mô hình dự báo phù hợp với mục tiêu của Dự án, các thành viên Hội đồng đề nghị cần làm rõ hơn phương án lựa chọn địa bàn nghiên cứu, nguyên tắc và vị trí lấy mẫu; bổ sung số liệu và thuyết minh rõ điều kiện đối với công tác phân tích số liệu; biên tập lại hệ thống tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền cho ngắn gọn, súc tích hơn…

Hội đồng đánh giá Dự án được nghiệm thu ở mức “Đạt” trên cơ sở tiếp thu, hoàn thiện ý kiến góp ý, thảo luận của các thành viên Hội đồng.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.