Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá về trẻ em hài hòa với các chuẩn mực quốc tế

PV - 15:15, 09/03/2023

Sáng 9/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá về trẻ em hài hòa với các chuẩn mực quốc tế - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ ấn tượng với những kinh nghiệm, đóng góp của bà Rana Flowers tại UNICEF, đối tác của Chính phủ và bộ, ngành trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam - Ảnh: VGP

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ ấn tượng với những kinh nghiệm, đóng góp của bà Rana Flowers tại UNICEF, đối tác của Chính phủ và bộ, ngành trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Cùng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước dành cho trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước, Phó Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các bộ, ngành.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 được triển khai toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em và phụ nữ.

Hiện nay, Việt Nam có 3 chương trình mục tiêu quốc gia, với trọng tâm thực hiện các mục tiêu về giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, chăm lo cho những đối tượng yếu thế, bao gồm trẻ em, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội người cao tuổi…

"Việt Nam luôn quan tâm đầu tư, chú trọng cho công tác giáo dục trẻ em, có các chính sách về kiên cố hóa và đầu tư cho trường học theo tiêu chuẩn trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực miền núi, khó khăn, và phát triển mạng lưới giáo dục tư nhân, nhằm phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người dân", Phó Thủ tướng khẳng định.

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá về trẻ em hài hòa với các chuẩn mực quốc tế - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Rana Flowers về một số hoạt động ưu tiên trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam - Ảnh: VGP

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cách làm với các quốc gia khác, Phó Thủ tướng cho rằng, quan trọng nhất là phải bảo đảm các điều kiện thực hiện, có tiêu chí đánh giá chính xác những tiến bộ đạt được trong công tác chăm sóc, bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em, như: Chế độ dinh dưỡng, tiêu chuẩn chiều cao, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh…nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.

"UNICEF có thể hỗ trợ Việt Nam xây dựng bộ chỉ số đánh giá về trẻ em hài hòa với các chuẩn mực quốc tế", Phó Thủ tướng gợi ý.

Đề cập đến tình trạng thiếu cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất, nghệ thuật trong các trường học, nhất là ở những thành phố lớn, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang bổ sung chỉ tiêu về đất đai, nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về "Đức-Trí-Thể-Mỹ".

Về quản lý nguồn nước xuyên biên giới, Phó Thủ tướng cho rằng, trong tương lai, những xung đột liên quan đến nguồn nước xuyên biên giới sẽ ngày càng căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu… của người dân các nước, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của trẻ em.

Hiện nay, 60% tài nguyên nước mặt của Việt Nam đến từ nguồn nước xuyên biên giới, vì vậy, đây là vấn đề cấp bách mà Việt Nam đang tìm cách giải quyết trên góc độ quốc tế cũng như giữa các địa phương.

"Quan trọng nhất là phải có nhận thức chung, đoàn kết, trên cơ sở quy định, luật pháp quốc tế, hợp tác liên chính phủ về quản lý các nguồn nước xuyên biên giới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời mong muốn UNICEF hỗ trợ Việt Nam sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước, thể hiện được tầm nhìn, cách thức quản lý nguồn nước xuyên biên giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, địa phương và người dân.

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá về trẻ em hài hòa với các chuẩn mực quốc tế - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, quan trọng nhất là phải bảo đảm các điều kiện thực hiện, có tiêu chí đánh giá chính xác những tiến bộ đạt được trong công tác chăm sóc, bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em - Ảnh: VGP

Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, bà Rana Flowers nhấn mạnh 2 ưu tiên trong hoạt động của UNICEF tại Việt Nam, đó là bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực ở phụ nữ và trẻ em; vấn đề dinh dưỡng trẻ em. Đây là những vấn đề có liên kết mật thiết với nhau, được UNICEF đề cao trong công tác và hoạt động với các bộ, ngành Việt Nam. Việc tập trung đầu tư và phát triển dành cho trẻ em là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.

UNICEF đang tích cực hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để khảo sát việc tiếp cận những chính sách chăm sóc xã hội cần thiết cho các gia đình, trẻ em ở khu vực khó khăn của Việt Nam.

Ngoài ra, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam đề xuất Việt Nam có cơ chế trao đổi, thảo luận thường xuyên về nguồn nước xuyên biên giới, vấn đề về Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng./.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.