Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

WHO đánh giá một trong những nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ

PV - 18:05, 16/06/2022

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo về các trường hợp phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong tinh dịch của bệnh nhân, qua đó đánh giá khả năng bệnh có thể lây qua đường tình dục.

Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, Cộng hòa Trung Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, Cộng hòa Trung Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cho đến nay, WHO vẫn cho rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Nhiều ca mắc đậu mùa khỉ được phát hiện trong đợt bùng phát mới nhất tập trung ở châu Âu là những người có quan hệ tình dục với nhau hoặc có tiếp xúc gần.

Tuy nhiên những ngày gần đây, các nhà khoa học phát hiện vật chất di truyền của virus trong tinh dịch của nhiều người mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Đức và Italy, trong đó có mẫu xét nghiệm cho thấy virus phát hiện trong tinh dịch của một bệnh nhân có thể lây lan cho người khác và bắt đầu quá trình sao chép.

Mặc dù vậy, việc phát hiện vật chất di truyền của virus trong tinh dịch bệnh nhân không có nghĩa là virus gây bệnh đậu mừa khỉ lây lan qua đường tình dục như virus HIV gây bệnh AIDS hay virus gây bệnh giang mai…

Giám đốc phụ trách theo dõi bệnh đậu mùa khỉ của WHO tại khu vực châu Âu cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu những báo cáo gần đây có đồng nghĩa với việc virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua đường tình dục hay không.

Do có nhiều điều về dịch bệnh này vẫn chưa được chú ý đầy đủ trong thời gian trước đây nên đại diện WHO tại châu Âu cho rằng cần tập trung nghiên cứu cách thức lây lan dịch bệnh lần này. Trong đó, điều rõ ràng nhất cho đến nay là nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ có liên quan trực tiếp tới hành động tiếp xúc da kề da.

Theo WHO, từ đầu tháng 5/2022 đến nay, hơn 1.300 ca mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở khoảng 30 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu.

Hầu hết các ca mắc được ghi nhận ở nam giới có quan hệ tình dục đồng tính.

Đợt bùng phát này đã gây lo ngại vì bệnh đậu mùa khỉ trước đây rất hiếm khi lây lan ngoài châu Phi, nơi đã coi đó là bệnh đặc hữu. Điều đáng chú ý là phần lớn các ca mắc được phát hiện lần này không có lịch sử đi lại tới châu Phi.

Vì vậy, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu động cơ của đợt bùng phát hiện nay, nguồn gốc dịch bệnh và vấn đề liệu virus đã có biến đổi gì so với những virus được phát hiện ở châu Phi hay không.

Ngày 14/6, WHO ban hành hướng dẫn tạm thời về cách ứng phó bệnh đậu mùa khỉ.

Hướng dẫn nêu rõ tại thời điểm này, không bắt buộc cũng không nên tiêm phòng vaccine đại trà với bệnh đậu khỉ.

Đối với các trường hợp tiếp xúc, nên điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng vaccine thích hợp, tốt nhất là trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc đầu tiên để ngăn ngừa bệnh khởi phát.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được khuyến nghị cho các nhân viên y tế có nguy cơ, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với các loại virus trực tràng, nhân viên phòng thí nghiệm lâm sàng thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ...

Các chương trình tiêm chủng phải được giám sát kỹ lưỡng và truy tìm tiếp xúc, đồng thời đi kèm với một chiến dịch thông tin mạnh mẽ…

Quyết định sử dụng vaccine đậu mùa hoặc đậu mùa khỉ cần dựa trên đánh giá đầy đủ về rủi ro và lợi ích trong từng trường hợp cụ thể.

Có một số loại vaccine có sẵn để phòng ngừa bệnh đậu mùa và nó cũng cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa ở khỉ.

Một loại vaccine mới hơn được phát triển cho bệnh đậu mùa (MVA-BN, còn được gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ. Tuy nhiên, loại vaccine này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.