Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh là "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á 2021”

Nguyệt Anh (T/h) - 08:51, 07/11/2021

Vừa qua, Vườn Quốc gia Cúc Phương được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards - WTA) khu vực châu Á - Thái Bình Dương vinh danh là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á 2021” (Asia's Leading National Park 2021). Đây là năm thứ ba liên tiếp Cúc Phương đạt danh hiệu này (2019, 2020 và 2021).

Một góc của Vườn Quốc gia Cúc Phương
Một góc của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trong cuộc bình chọn kể trên, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã vượt qua nhiều đối thủ lớn như Vườn quốc gia Chitwan (Nepal), Vườn quốc gia Kinabalu (Malaysia), Vườn quốc gia Komodo (Indonesia), Vườn quốc gia Minneriya (Sri Lanka) và Vườn quốc gia Taman Neqara (Malaysia). Điều này tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của du lịch sinh thái Việt Nam trong bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1962. Cách Hà Nội khoảng 120 km và thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn quốc gia có diện tích trên 22.000 ha (trong đó 1/2 diện tích là núi đá vôi). Có thể nói Cúc Phương là hình ảnh thu nhỏ tiêu biểu của rừng nhiệt đới Đông Nam Á khi là nơi cư trú của trên 2.200 thực vật bậc cao và rêu (trong đó có nhiều giống lan quý hiếm, các loại cây thuốc và nhiều loài cây được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam), 122 loài bò sát, 66 loài cá, gần 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú (nhiều loài thú quý hiếm như Voọc quần đùi trắng, Báo gấm, Gấu ngựa) và hơn 300 loài chim cư trú.

Vườn Quốc gia Cúc Phương còn có hệ thống hang động đẹp, có giá trị khảo cổ lớn như: động Sơn Cung, động Phò Mã Giáng… Một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cách đây khoảng 7.500 - 12.000 năm.

Tham gia hành trình khám phá rừng Cúc Phương, du khách có thể đi bộ hay đạp xe trong rừng nguyên sinh; ngắm động vật hoang dã vào ban đêm; quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng; tìm hiểu về cộng đồng dân tộc địa phương; tham quan Trung tâm cứu hộ linh trưởng, Trung tâm giáo dục bảo tồn thú ăn thịt và tê tê đầu tiên tại Việt Nam, tham quan cây đăng cổ thụ và chò ngàn năm tuổi, bơi thuyền kayak… Tất cả đều là những hoạt động du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái.

Với đặc trưng mưa rừng nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè. Đến đây, du khách sẽ được thả hồn giữa không gian xanh mát, trong lành của núi rừng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp và những khoảnh khắc kỳ diệu của thiên nhiên, tham gia cắm trại cùng các hoạt động khám phá mạo hiểm, nghiên cứu văn hóa, lịch sử hay hòa nhịp vào cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương.

Sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái đã đưa Cúc Phương trở thành điểm đến sinh thái nổi tiếng không thể bỏ qua với những du khách yêu thích du lịch trải nghiệm và thiên nhiên hoang dã.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.