Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Quỳnh Trâm - 14:53, 09/11/2020

Để bảo vệ một số loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, từ năm 2017 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai dự án bảo tồn và phát triển thông Pà Cò và thông Đỏ Bắc; Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) đã thực hiện thành công dự án bảo tồn và phát triển loài rau sắng.

Từ năm 2017 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai dự án bảo tồn các loại cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Từ năm 2017 - 2020, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai dự án bảo tồn các loại cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng


Thông Pà cò là loại cây thân gỗ to, có giá trị cao, trong ngành xây dựng. Còn thông Đỏ Bắc, được xem là một dược liệu quý hiếm, lá dùng để chiết xuất ra hoạt chất Paclitacel có giá trị cao trong việc đặc trị bệnh ung thư, thân dùng trong xây dựng. Ông Lê Đình Phương, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cho biết: Trong 3 năm thực hiện Dự án, trung tâm đã tổ chức tập huấn về kỹ năng điều tra, giám sát 2 loài thông Pà Cò, thông Đỏ Bắc cho 20 cán bộ; xây dựng và in ấn bộ bản đồ phân bố của hai loài.

Đến nay, Dự án đã trồng bổ sung được 280 cây giống thông Pà Cò và 215 cây giống thông Đỏ Bắc, điều chỉnh vị trí 11 cây thông Pà Cò tái sinh và 3 cây thông Đỏ Bắc tái sinh tại khu vực phân bố của loài.

Theo ông Phương, tại Tiểu khu 270 khu vực rừng Pù Luông, loài thông Pà Cò có 106 cá thể trưởng thành, trên diện tích 121,94ha. Loài thông Đỏ Bắc có 90 cá thể trưởng thành, trên diện tích 38,16ha. Ban Quản lý Khu bảo tồn Pù Luông đã xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật tạo giống 2 loài và dựng 8 tuyến giám sát để ghi nhận những biến động của tầng cây gỗ cùng lớp cây tái sinh.

Với mục tiêu tương tự, tại Vườn quốc gia Bến En, Ban Quản lý vườn cũng đã thực hiện thành công Dự án khoa học “Bảo tồn và phát triển loài rau sắng giai đoạn 2017 - 2020”. Ông Nguyễn Đình Hiếu, Phó Giám đốc Vườn cho hay, tính đến tháng 7/2020, Dự án đã dùng 250kg hạt để nhân giống thành công 7.600 cây rau sắng quý và trồng mô hình được 5,3ha. Qua đó, xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật tạo giống rau sắng từ hạt và kỹ thuật trồng, chăm sóc phát triển loài rau sắng, góp phần giúp Nhân dân nâng cao thu nhập từ loài cây này.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.