Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Minh Thu - 10:03, 31/03/2025

Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


Mô hình trồng bí xanh đã góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở huyện Mường Chà
Mô hình trồng bí xanh đã góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở huyện Mường Chà

Quan tâm hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế

Thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, năm 2023, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé đã đầu tư gần 840 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 84 hộ gia đình thiếu đất sản xuất mua máy móc nông cụ. Với Dự án 3, chính quyển xã đã triển khai mô hình trồng quế cho 22 hộ dân, với tổng diện tích 36,96ha; hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn cho 19 hộ gia đình ở bản Nậm Vì; đầu tư 1 tỷ đồng cho mô hình trồng khoai tây tại các bản Đoàn Kết, Xi Ma, Nậm Khum; hỗ trợ 1 tỷ đồng triển khai mô hình trồng lúa trên địa bàn toàn xã.

Tại huyện Nậm Pồ, từ việc thực hiện có hiệu quả và vận dụng linh hoạt những nội dung đầu tư trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện đã có bước phát triển.

Như ở xã Nà Hỳ, nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, đời sống Nhân dân ngày càng ổn định. Theo Lãnh đạo UBND xã Nà Hỳ, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, đã góp phần tạo diện mạo mới cho địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con trên địa bàn xã đã được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn dưới 35%, thu nhập bình quân đạt 31 triệu đồng/người/năm..

Còn ở huyện Mường Chà, từ giữa năm 2023, một số hộ đồng bào DTTS ở bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn đã liên kết với Hợp tác xã (HTX) trồng cây bí xanh. Đây là một trong 72 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, đang được huyện Mường Chà triển khai từ nguồn vốn của Dự án 3, Chương trình MTQG 1719. Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình liên kết trồng bí xanh đã cho thu hoạch hằng chục đợt, với sản lượng từ 5 - 6 tấn, doanh thu đạt khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. 

Riêng năm 2024, huyện đã hướng dẫn đồng bào các DTTS triển khai các Dự án trồng cây Sa nhân tím tại 11 xã, với diện tích khoảng 350ha; Dự án trồng cây quế tại 7 xã, với diện tích khoảng 210ha và 17 dự án hỗ trợ về chăn nuôi hươu sinh sản.

Diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên đã có nhiều bước chuyển tích cực (Ảnh minh họa).
Diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên đã có nhiều bước chuyển tích cực. (Ảnh minh họa)

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 3.473,882 tỷ đồng, trong đó 3.161,879 tỷ đồng là vốn ngân sách Trung ương. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 14 chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình MTQG 1719; trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt, như: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,025%/năm; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 78,70% (chỉ tiêu là 70%); tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,20% (chỉ tiêu là 85%).

Có thể khẳng định, trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, cùng sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 - 2024 giảm mạnh so với năm 2019. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong thời gian tới tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Tăng cường huy động mọi nguồn lực, kêu gọi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và vốn xã hội hoá từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS miền núi. Trong đó, ưu tiên tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2029 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025); cơ bản không còn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; có 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỉnh có ít nhất 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. 

Hỗ trợ giải quyết từ 80 - 100% số hộ khó khăn đang thiếu đất ở, đất sản xuất; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% và đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt 40%; giải quyết được việc làm từ 75 - 80% trong số lao động qua đào tạo;… Đây là những giải pháp để tỉnh Điện Biên hướng đến mục tiêu nâng thu nhập bình quân của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đạt 113 triệu đồng/người vào năm 2029.

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 3.473,882 tỷ đồng, trong đó 3.161,879 tỷ đồng là vốn ngân sách Trung ương. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 14 chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình MTQG 1719; trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt, như: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,025%/năm; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 78,70% (chỉ tiêu là 70%); tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,20% (chỉ tiêu là 85%).

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết vùng đồng bào DTTS ở Tây Ninh

Chương trình MTQG 1719 giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết vùng đồng bào DTTS ở Tây Ninh

Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tây Ninh đã tập trung đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã và đang từng bước giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS.