Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vùng bãi ngang ven biển BẠC LIÊU: Không còn là nơi “Khỉ ho cò gáy”

PV - 21:50, 30/01/2018

Tỉnh Bạc Liêu có 8 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng bãi ngang ven biển (gồm Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, An Phúc, Điền Hải, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông). Năm năm trở lại đây, các xã này được thụ hưởng chương trình hỗ trợ đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nên đời sống người dân đã có nhiều khởi sắc.

Từ nguồn vốn các chương trình, Bạc Liêu đã lồng ghép được trên 169,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. Đồng thời, tỉnh cũng đã triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ tiền điện, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc vùng duyên hải Bạc Liêu...

Mô hình nuôi hào ở ven sông mang lại nguồn thu nhập cao, mới được phát triển ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Mô hình nuôi hào ở ven sông mang lại nguồn thu nhập cao, mới được phát triển ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình.

 

Đơn cử như xã An Phúc. Đây là xã vùng xa của huyện Đông Hải, là xã đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được hưởng chính sách đầu tư vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của Chính phủ (năm 2011). Những năm trước, giao thông của An Phúc luôn bị cách trở do địa hình sông rạch chằng chịt, nên việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn rất khó khăn và tốn kém. Đường lộ chủ yếu là đường đất, mùa mưa thì người dân khó có thể đi lại.

Những khó khăn về hạ tầng giao thông đã kéo theo kinh tế – xã hội kém phát triển. Đáng quan tâm, học sinh của xã mỗi khi đến trường thường rất vất vả, phải di chuyển bằng đò dọc, đò ngang, nguy hiểm luôn chực chờ khiến tỷ lệ trẻ bỏ học tăng cao.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tính đến hết năm 2016, An Phúc triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng được 35 tuyến đường giao thông nông thôn xóm liền xóm, chiều dài gần 40km với tổng kinh phí đầu tư gần 12 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp hơn 10.000 ngày công lao động và gần 6 tỷ đồng; hiến trên 100.000m2 đất. Đặc biệt, có những tuyến đường do dân (mỗi hộ tự nguyện đóng góp trên 25 triệu đồng) nhưng bà con vẫn vui vẻ hưởng ứng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tươi ở ấp Minh Thìn A (xã An Phúc, huyện Đông Hải) bộc bạch: Trước đây, cứ nói đến An Phúc là nói đến xứ “khỉ ho cò gáy”. Nhưng bây giờ đường sá được nâng cấp, xây mới, nên đi huyện, hay đi TP. Bạc Liêu thuận tiện hơn nhiều rồi. Nhìn thấy quê hương đang đổi thay từng ngày, chúng tôi càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, từ việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, nạo vét các công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng phục vụ sản xuất... tại các xã bãi ngang, ven biển đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới làm ăn hiệu quả như: Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp ít thay nước có sử dụng chế phẩm vi sinh cho lợi nhuận từ 80-100 triệu đồng/ha/năm; hay mô hình nuôi tôm thâm canh-bán thâm canh cho lợi nhuận từ 200-300 triệu đồng/ha.

Ngoài ra còn có rất nhiều mô hình cho lợi nhuận từ 50-100 triệu đồng/ha như: Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ở xã An Phúc; nuôi cá kèo công nghiệp ở xã An Trạch Đông; nuôi tôm quảng canh cải tiến– thả ghép sò huyết ở các xã Long Điền Đông, nuôi hào ở xã Vĩnh Hậu A; sản xuất muối kết hợp nuôi artimia ở xã Điền Hải và Long Điền Tây…

Bà Trần Hồng Chiến, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết: Nhờ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp đối với các xã ĐBKK ven biển, nên tỷ lệ hộ nghèo ở các xã bãi ngang ven biển Bạc Liêu từ trên 5.000 hộ vào đầu năm 2011, đã giảm xuống còn hơn 700 hộ vào cuối năm 2016; hộ cận nghèo từ 2.429 hộ giảm xuống còn gần 600 hộ.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục