Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vũ Quang ước thu khoảng 25.000 tấn cam trong năm 2022

BHT - 11:15, 24/09/2022

Năm nay, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ước thu khoảng 25.000 tấn cam. Nếu bán được mức giá bình quân 25.000 đồng/kg, bà con nông dân sẽ thu về trên 600 tỷ đồng.

Nếu bán được mức giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg thì bà con nông dân Vũ Quang sẽ thu về trên 600 tỷ đồng
Nếu bán được mức giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg thì bà con nông dân Vũ Quang sẽ thu về trên 600 tỷ đồng

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, toàn huyện hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.100 ha cho thu hoạch. Năm nay, ở giai đoạn cây ra hoa, kết trái gặp phải thời tiết mưa lạnh thất thường, khiến tỷ lệ hoa rụng nhiều, không đậu được quả dẫn đết năng suất cuối vụ giảm, đạt khoảng 25.000 tấn (bằng 85% so với năm 2021).

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm nay, chất lượng sản phẩm đảm bảo, mẫu mã quả đẹp vì người trồng luôn chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGap; đặc biệt có một số diện tích đã được chuyển đổi sang phương thức canh tác hữu cơ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cam Vũ Quang cho mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.

Cùng với việc sản phẩm đã tiếp cận được các thị trường lớn trên cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh..., người trồng cam đang kỳ vọng sản phẩm sẽ được tiêu thụ thuận lợi. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế hư hại, rơi rụng trước kỳ thu hoạch, hiện nay, người làm vườn trên địa bàn đang tập trung bảo vệ vườn cam trước các loại sâu bệnh, tác động của thời tiết.

Ông Phan Xuân Nam - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả cuối vụ, thời điểm này, bà con đang tập trung chăm sóc, chống đỡ cành và đặc biệt là bọc quả. Ngoài ra, để ổn định thị trường khi cam vào vụ thu hoạch, một số hộ đã chủ động liên hệ các đầu mối cũ để gom đơn trước, nhằm hạn chế tình trạng dồn hàng khi vào chính vụ”.


Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.