Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm: Nhiều bị cáo ăn năn hối hận, mong được khoan hồng

BTK - 11:46, 11/09/2020

Dự kiến diễn ra từ ngày 7 - 17/9, phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) do Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5 người, Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự Toàn án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội, làm chủ tọa.

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

Đây là phiên xét xử sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội). Vụ án liên quan đến tranh chấp, khiếu nại đất đai căng thẳng xảy ra từ nhiều năm, với đỉnh điểm là vụ đụng độ sáng sớm ngày 9/1/2020 khiến 3 cán bộ Công an và ông Lê Đình Kình tử vong.

Trong số 29 bị cáo, 25 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về hành vi “giết người” theo quy định tại Điều 123, Khoản 1, Điểm a, d, n, o Bộ luật Hình sự năm 2015; 4 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TP. Hà Nội truy tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, Khoản 2, Điểm a Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tham gia bào chữa tại phiên tòa có 15 luật sư, do gia đình các bị cáo mời và 18 luật sư còn lại do Tòa án chỉ định bào chữa đối với những bị cáo bị truy tố về tội giết người.

Trong 2 ngày xét hỏi tại phiên tòa (7, 8/9), nhiều bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo đều nhận thức hành vi của mình là sai phạm và xin HĐXX xem xét khoan hồng. Khai tại tòa, nhóm 4 bị cáo bị truy tố về hành vi “chống người thi hành công vụ” đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối hận và mong được hưởng khoan hồng.

Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, các bị cáo đã cơ bản biết rằng, vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. 

Ngày 9/9, trong phần tranh luận, Đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo. Theo đại diện Viện KSND, xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an bị tử vong tại hiện trường. 

 Do vậy, Viện KSND đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo yên tâm cải tạo, tu dưỡng, có cơ hội làm lại cuộc đời.

Trên cơ sở đó, căn cứ vào Điều 319, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Viện KSND TP. Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ tội “Giết người”, sang tội “Chống người thi hành công vụ”. Riêng hai bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, đại diện Viện KSND đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình.

Trong ngày xét xử thứ 3, ngày 10/9, luật sư của gia đình 3 cảnh sát hy sinh tại Đồng Tâm được trình bày quan điểm về vụ án. Đại diện các gia đình bị hại đều không đưa ra mức bồi thường thiệt hại cụ thể và đề nghị xử lý theo luật định. 

Ông Phạm Công Lâm (bố đẻ của liệt sĩ Phạm Công Huy, nạn nhân trong vụ án) cho rằng, con trai ông công tác trong lực lượng Công an, sự hy sinh này là vì nhiệm vụ chung, bảo vệ sự bình yên của đất nước. Vì vậy, ông đề nghị việc xử lý hình sự và trách nhiệm dân sự đối với các bị cáo được HĐXX áp dụng theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 bị hại, luật sư Nguyễn Hồng Bách đồng tình việc Viện KSND TP. Hà Nội chuyển tội danh cho 19 bị cáo trong vụ từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ”. Luật sư Bách cũng đề nghị tòa không trả hồ sơ điều tra như đề nghị của một số luật sư của các bị cáo. “Tôi thấy không nên kéo dài nỗi đau của người bị hại phải gánh chịu ở giai đoạn vừa qua… Nếu trả lại hồ sơ, vụ án chưa thể khép lại”, Luật sư Bách nói. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.