Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vụ án “Người dân kêu cứu vì bị bạo hành và chiếm đoạt đất”: Nhiều nghi vấn cần được làm rõ

Hiếu Anh - 21:04, 06/08/2020

Báo Dân tộc và Phát triển số 1341, ra ngày 7/8/2019 đăng bài viết “Người dân kêu cứu vì bị bạo hành và chiếm đoạt đất”. Bài báo phản ánh đơn thư của gia đình bà Lại Thị Sang ở thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) về việc bà bị người đàn ông về sống cùng (Nguyễn Công Thiêm) đánh đập, bạo hành dã man rồi đẩy ra khỏi mảnh đất của mình đang ở. Vụ án đã được Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm ngày 30/5/2019. Hiện, TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Xoay quanh vụ án này còn nhiều điểm nghi vấn đang cần được làm rõ.

Bà Lại Thị Sang cùng con rể trình bày lại vụ việc
Bà Lại Thị Sang cùng con rể trình bày lại vụ việc

Chứng cứ nghi bị làm giả

Như bài báo trước đã thông tin, nhiếu chữ kỹ, chữ viết trong giấy ủy quyền và 3 hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 24/10/2008 giữa 3 người con bà Sang và ông Nguyễn Công Thiêm bị giả mạo.

Không những vậy, theo phản ánh từ bà Lại Thị Sang, TAND tỉnh Vĩnh Phúc còn xét xử dựa trên chứng cứ bị làm giả. Cụ thể, tại Bản án số 05/2019/DS-ST ngày 30/5/2019 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc (Bản án 05). Trong phần nhận định của Tòa án tại mục [5] ghi rõ: “Bà Lại Thị Sang mẹ đẻ của chị Hương và chị Phượng và là mẹ vợ của anh Thủy, anh Khiêm có quan hệ tình cảm như vợ chồng với bị đơn là ông Nguyễn Công Thiêm. Năm 2010, giữa ông Thiêm và bà Sang mâu thuẫn, bà Sang đã làm đơn ra Tòa án xin ly hôn, tại đơn xin ly hôn đề ngày 16/6/2010 (Bút lục 240), bà Sang trình bày: “Tháng 3 năm 2006, tôi và anh Thiêm có chung tiền mua 300m2 đất ở tổ dân phố Cộng Hòa, thị trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc với giá 150.000.000 đồng để bán hàng tạp hóa. Khi mua đất tôi bán hàng tạp hóa với số vốn khoảng 150.000.000 đồng. Số tiền này tôi phải vay mượn để buôn bán”. 

Tuy nhiên, bà Lại Thị Sang khẳng định, bà không hề có đơn xin ly hôn đề ngày 16/6/2010 (Bút lục 240). Đơn này bị làm giả nội dung, ký giả chữ ký của bà Sang và được đưa vào trong hồ sơ vụ án nhằm làm chứng cứ để thay đổi bản chất của vụ án.

Vai trò, trách nhiệm của cán bộ UBND thị trấn Hoa Sơn?

Một vấn đề rất đáng quan tâm trong vụ án này, là vai trò, trách nhiệm của cán bộ UBND thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bà Lại Thị Sang. 

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Hoàng Yến, Văn phòng Luật sư Trần Quốc Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Qua nghiên cứu hồ sơ Bản án 05 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc, tôi thấy rằng, cán bộ của UBND thị trấn Hoa Sơn có dấu hiệu cố tình làm sai lệch, giả mạo hồ sơ ngay tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Cụ thể, theo tài liệu trong hồ sơ thể hiện thì hầu hết chữ ký của các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều là các chữ ký giả. Được biết, người làm thủ tục chuyển nhượng và sang tên cả 3 giấy chứng nhận trên là ông Nguyễn Xuân Huy, cán bộ địa chính thị trấn Hoa Sơn. 

Ông Huy đã thực hiện và trình cấp có thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thiêm, trong khi các đồng nguyên đơn cho rằng các hồ sơ kê khai xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Thiêm đều bị ông Huy giả mạo chữ ký của họ. Như vậy, ông Huy có vai trò rất quan trọng trong vụ án này. 

 Một vấn đề nữa cần làm rõ là, người chứng thực 3 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bà Sang là ông Hoàng Văn Lũy, Chủ tịch UBND thị trấn Hoa Sơn khi đó hoàn toàn không có đủ thẩm quyền. Cụ thể, tại Công văn số 616/STP-HCTP ngày 16/5/2018 của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc do Phó Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn ký đã khẳng định từ 2001 đến 2008, không có văn bản nào của UBND thị trấn Hoa Sơn về việc đăng ký mẫu chữ ký chứng thực tại Sở Tư pháp. Hơn nữa, các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đều không hề có yêu cầu chứng thực, thì trên cơ sở nào mà ông Hoàng Văn Lũy lại tiến hành thủ tục chứng thực hợp đồng?

Về vụ án này, Luật sư Hoàng Đức Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định phiên tòa sơ thẩm ngày 30/5/2019 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi không đưa vợ và các con của bị đơn Nguyễn Công Thiêm vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hơn nữa, vai trò của ông Nguyễn Xuân Huy, cán bộ địa chính, hầu như bao trùm toàn bộ quá trình làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của gia đình bà Lại Thị Sang. Thế nhưng cấp Tòa sơ thẩm đã không đưa ông Huy vào tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Vì vậy vụ án không thể giải quyết được một cách khách quan, toàn diện.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.