Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Trương Vui - 23:29, 29/09/2023

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu Quốc gia”.

 Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam
Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Theo đó, các sản phẩm của Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024” kỳ vọng sẽ góp phần tạo bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong giai đoạn I năm 2022, Đề án nhận được 421 món ẩm thực được gửi đến từ 60/63 tỉnh, thành phố. Với sự tham gia của các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa lịch sử, công nghệ thực phẩm, kinh tế; nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực; nhà quản lý văn hóa du lịch, VCCA đã lựa chọn được 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam. Trong đó, 47 món miền Bắc, 37 món miền Trung và 37 món miền Nam. Đây là những đặc trưng chứa đựng tinh hoa văn hóa của các địa phương, vùng miền.

Trong số này, Hà Nội có 4 món ẩm thực (phở Hà Nội; bún ốc gồm cả bún ốc nguội và bún ốc nóng; cốm làng Vòng gồm bánh cốm, chè cốm, xôi cốm, chả cốm; bún thang).

Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh có 5 món ẩm thực (cơm tấm Sài Gòn, bánh mì Sài Gòn, lẩu mắm, món cuốn Sài Gòn, mì xào giòn); Quảng Ninh có 3 món (chả mực Hạ Long, cá ngần nấu chua, rượu ba kích tím Đầm Hà); Điện Biên có 3 món (gà Mọ, nộm da trâu, cá nướng của dân tộc Thái); Hà Giang có 3 món (cá bỗng, cháo ấu tẩu, phở ngô); Thừa Thiên Huế có 6 món (bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, bánh lọc vả nộm hoa màu chay, cơm hấp lá sen chay); Ninh Thuận có 3 món (cừu nấu nho xanh Phan Rang, nước xương rồng Phan Rang); Kon Tum có 1 món (lẩu gà lá sâm)…

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch VCCA, nhiệm vụ trọng tâm của đề án là tìm kiếm, sưu tầm, tôn tạo, phát triển các di sản và các tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam để trở thành thương hiệu quốc gia, đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, qua đó đóng góp sự bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt, Hiệp hội đã tích cực triển khai Đề án.

Với các món ẩm thực được trao chứng nhận hôm nay, Hiệp hội mong muốn các địa phương, đơn vị xây dựng đề án, kế hoạch để tiếp tục phát triển, lan tỏa sâu rộng hơn nữa giá trị văn hóa ẩm thực, hình thành thế mạnh của mỗi địa phương. Hiệp hội mong muốn có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp để thúc đẩy, đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia, thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình, VCCA cũng công bố giai đoạn II năm 2023. Giai đoạn này, Đề án sẽ được triển khai hỗ trợ địa phương hình thành bộ sự kiện cùng các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ sinh thái văn hóa ẩm thực; truyền thông, quảng bá trên bình diện quốc gia và quốc tế; nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, dinh dưỡng, và kinh tế để ẩm thực hướng đến mục tiêu phát triển du lịch ẩm thực địa phương; hỗ trợ chuyển đổi số các hoạt động văn hóa ẩm thực địa phương trên cùng một nền tảng bản đồ, bảo tàng số về văn hóa ẩm thực Việt Nam...

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.