Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Viết tiếp vụ việc công trình 35 Hàng Bè (Hà Nội): Đi tìm thế lực chống lưng cho sai phạm

Tổ phóng viên điều tra - 21:57, 02/06/2020

Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 26/5/2020 có đăng tải bài viết: “Vi phạm tại công trình xây dựng 35 Hàng Bè (Hà Nội): Xử lỗi nhẹ để che lỗi nặng?”. Bài báo phản ánh việc thi công công trình 35 Hàng Bè không chỉ gây lún, nứt, hư hỏng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, uy hiếp tính mạng của nhiều người đang làm việc tại nhà số 33 Hàng Bè nhưng chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè vẫn cố tình không đưa ra giải pháp sửa chữa và đền bù thỏa đáng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là, công trình 35 Hàng Bè xây dựng sai so với giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp, vi phạm các quy định về bảo vệ phố cổ.Dư luận không chỉ bức xúc với thái độ ngang nhiên coi thường pháp luật, coi thường mạng sống con người của chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình 35 Hàng Bè mà còn đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự thiếu minh bạch, bao che cho sai phạm của chính quyền và các cơ quan chức năng phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm!

Công trình 35 Hàng Bè xây dựng vi phạm
Công trình 35 Hàng Bè xây dựng vi phạm

Cụ thể, ngày 8/1/2020, Tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị (QLTTXDĐT) phường Hàng Bạc, thuộc Đội QLTTXDĐT quận Hoàn Kiếm đã lập Biên bản vi phạm hành chính (BBVPHC) số 01/BB-VPHC đối với chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè là bà Nguyễn Ngọc Quỳnh, SN 1999, người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CQ192408 có địa chỉ tại 35 Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. 

Trong biên bản này, hành vi vi phạm của chủ đầu tư (bà Quỳnh) được xác định là xây dựng sai diện tích so với GPXD 26,1m2. Vì thế, việc xử phạt vi phạm của chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè được áp dụng điểm B, Khoản 4, Điều 15 và Khoản 12, Điều 15 - Nghị định 139 ngày 27/11/2017 của Chính phủ (NĐ 139). Chiếu theo quy định này, công trình xây dựng 35 Hàng Bè sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (điểm B, Khoản 4, Điều 15 - NĐ 139).

Ngoài ra, do công trình đang thi công nên theo Khoản 12, Điều 15 - NĐ139, chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè còn phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp GPXD mới trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; hết thời hạn quy định, nếu không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt GPXD hoặc GPXD được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

BBVPHC số 01/BB-VPHC sử dụng mẫu 01 ban hành kèm Nghị định 97/2017/NĐ-CP đồng nghĩa với cơ quan chức năng cho vi phạm “chìm xuồng”
BBVPHC số 01/BB-VPHC sử dụng mẫu 01 ban hành kèm Nghị định 97/2017/NĐ-CP đồng nghĩa với cơ quan chức năng cho vi phạm “chìm xuồng”

Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ngày 19/5/2020 sau nhiều lần yêu cầu, ông Chu Công Tân, Phó Chủ tịch phường Hàng Bạc đã cung cấp GPXD số 100 của công trình xây dựng 35 Hàng Bè. Đây là GPXD được cấp lần đầu, chưa hề được điều chỉnh hoặc cấp mới theo quy định của Nghị định 139. Thế nhưng, kể từ ngày 8/1/2020 (thời điểm lập biên bản vi phạm) đến ngày 9/5/2020, công trình 35 Hàng Bè vẫn tiếp tục thi công trên toàn bộ diện tích xây dựng vi phạm đến tầng thứ 3 (khi lập biên bản vi phạm chỉ mới ở tầng 1). Theo quy định tại Khoản 12, Điều 15 - NĐ139, trong thời gian 60 ngày (kể từ ngày xử lý vi phạm) nếu chủ đầu tư không điều chỉnh GPXD hoặc xin cấp mới GPXD thì bị áp dụng biện pháp tháo dỡ phần công trình vi phạm. Thế nhưng, kể từ ngày 8/1/2020 (thời gian xử lý vi phạm) đến nay (ngày 2/6/2020) đã gần 4 tháng (120 ngày) nhưng công trình 35 Hàng Bè xây dựng vi phạm pháp luật vẫn hiên ngang đứng đó như thách thức pháp luật, thách thức dư luận.

Không chỉ chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè thách thức pháp luật, thách thức dư luận mà UBND phường Hàng Bạc, UBND quận Hoàn Kiếm cùng các cơ quan chức năng đã làm ngơ cho một công trình xây dựng vi phạm giữa lòng phố cổ. Bởi lẽ, cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng vẫn chưa có bất kỳ một động thái gì buộc chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè chấp hành pháp luật. Vậy phải chăng, các cơ quan chức năng phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm đã “chống lưng”, tiếp tay cho sai phạm tại công trình 35 Hàng Bè như các kỳ báo trước chúng tôi đã đặt vấn đề?

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục xác minh làm rõ vấn đề này cùng các dấu hiệu vi phạm trong việc cấp GCNQSD đất tại 35 Hàng Bè để thông tin đến bạn đọc.

Được biết, chiều ngày 1/6/2020 tại trụ sở UBND phường Hàng Bạc, ông Chu Công Tân, Phó Chủ tịch Phường đã chủ trì buổi làm việc giữa đại diện nhà 33 và chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè với nội dung “Trao đổi về việc thỏa thuận đền bù nhà 33 Hàng Bè…”. Thật bất ngờ khi ông Đào Duy Hoàn (đại diện công trình 35 Hàng Bè) bỗng đứng lên bỏ về giữa chừng không một lý do và không ký vào biên bản khiến mọi người rất bức xúc. Lại một lần nữa chủ đầu tư công trình 35 Hàng Bè coi thường chính quyền và thách thức pháp luật.

Để làm rõ những sai phạm công trình 35 Hàng Bè và quá trình xử lý của cơ quan chức năng, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã nhiều lần đặt lịch làm việc với lãnh đạo UBND phường Hàng Bè, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm và UBND thành phố Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin và đề nghị cung cấp một số tài liệu liên quan nhưng đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa được đáp ứng…!

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.