Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Công trình 35 Hàng Bè (Hà Nội): Tiếp tục thi công thách thức yêu cầu của chính quyền

NHÓM PV ĐIỀU TRA - 21:42, 14/04/2020

Báo Dân tộc và Phát triển, số ra ngày 11/4/2020 có đăng tải bài viết: “Công trình 35 Hàng Bè (Hà Nội): Ngang nhiên thi công bất chấp lệnh giãn cách xã hội”. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân tới ngày 14/4, công trình này vẫn thi công bất chấp chỉ đạo của lãnh đạo UBND phường.

Công nhân chuyển vật liệu vào thi công công trình 35 Hàng Bè ngày 14/4/2020
Công nhân chuyển vật liệu vào thi công công trình 35 Hàng Bè ngày 14/4/2020

Công trình 35 Hàng Bè không chỉ cố tình thi công trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, mà còn bị người dân tố cáo quá trình thi công mất an toàn, đe dọa đến sự an toàn tính mạng của người dân, vi phạm pháp luật về xây dựng.

Cụ thể, thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn tố cáo khẩn cấp của công dân Nguyễn Hồng Vân (thuê nhà số 33 Hàng Bè để kinh doanh) về việc công trình 35 Hàng Bè vi phạm pháp luật xây dựng, tổ chức thi công mất an toàn.

Theo đơn tố cáo của ông Vân, từ cuối tháng 7/2019 chủ đầu tư và bên thi công công trình 35 Hàng Bè đã tháo dỡ công trình cũ, đào móng gây nứt tường, nứt dầm tầng 1, tầng 2, trụ bê tông tầng 1, cầu thang nhà số 33 Hàng Bè. Vấn đề này đã đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của nhân viên cửa hàng.

Thời gian này, ông Nguyễn Hồng Vân cũng đã liên lạc với chủ đại diện công ty thi công công trình 35 Hàng Bè, yêu cầu lập biên bản hiện trạng và có biện pháp thi công an toàn. Tuy nhiên, phớt lờ các cảnh báo của người dân, tháng 1/2020, công trình 35 Hàng Bè tiếp tục đổ móng tầng 1 đè lên phần móng nhà 33 Hàng Bè. Cột dầm trần tầng 1 nhà 35 tỳ đè lên cột dầm nhà số 33 làm nứt vỡ nhiều vị trí trong nhà 33 Hàng Bè.

Có mặt tại căn nhà số 33 Hàng Bè, phóng viên trực tiếp ghi nhận tình trạng này. Tại đây, đã xuất hiện khe nứt lớn tách rời kết cấu dầm, cột móng nhà, cầu thang. Trên tường nhiều vết lứt loang lổ, gạch lát nền bị bong tróc…

Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Hồng Vân cũng đã có đơn gửi tới UBND phường Hàng Bạc đề nghị giải quyết sự việc. Ngày 26/3/2020, UBND phường Hàng Bạc do ông Chu Công Tân, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc chủ trì đã tiến hành họp giải quyết theo nội dung đơn kiến nghị của hộ 33 Hàng Bè.

Các vết nứt xuất hiện tại căn nhà 33 Hàng Bè sau khi công trình 35 Hàng Bè thi công
Các vết nứt xuất hiện tại căn nhà 33 Hàng Bè sau khi công trình 35 Hàng Bè thi công

Tại cuộc họp này, ông Chu Công Tân đã đề nghị chủ đình chỉ ngay việc xây dựng để xử lý giải quyết khiếu kiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ông Tân cũng đề nghị các bên ngồi lại với nhau đàm phán các biện pháp thi công an toàn. Đồng thời, sau khi đàm phán, đại diện số nhà 35 phải có phương án thỏa thuận đền bù cho đại diện số nhà 33 trước ngày 2/4.

Cho đến nay, hai bên chưa thống nhất được phương án đền bù, thế nhưng công trình 35 Hàng Bè vẫn ngang nhiên thi công tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vấn đề này buộc dư luận đặt ra câu hỏi phải chăng đằng sau công trình này đang có thế lực nào “tiếp tay” để ngang nhiên vi phạm.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ theo dõi và thông tin tới bạn đọc sự việc này trong các số báo tiếp theo.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nêu quan điểm như sau:

“Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP như sau:

1. Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải bảo đảm các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản…”.

Bên cạnh đó tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.

Căn cứ vào hai quy định nêu trên, nếu công trình xây dựng trong quá trình thi công gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà bên cạnh thì phải ngừng việc thi công và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự cố do công trình của mình gây ra.


 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!