Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt - Thái hướng tới mục tiêu kim ngạch 20 tỷ USD

PV - 10:08, 06/08/2018

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đang lên kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước.

Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan. Ảnh: VGP/Phan Trang Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan. Ảnh: VGP/Phan Trang

 

Nội dung trên được đề cập tại kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong đồng chủ trì diễn ra vào ngày 2-3/8 tại Hà Nội.

Theo đó, hai bên sẽ rà soát, kiểm điểm tình hình hợp tác kinh tế, thương mại kể từ Kỳ họp lần thứ 2 trong năm 2015, thảo luận kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước.

Hai bên sẽ trao đổi và thống nhất một số biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng cũng sẽ trao đổi và thống nhất một số phương hướng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực liên quan như tạo thuận lợi hóa thương mại, nông nghiệp, kết nối giao thông, hải quan, ngân hàng, đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ, hợp tác khu vực và tiểu vùng.

Một số vấn đề cụ thể được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu ra tại kỳ họp bao gồm: đề nghị phía Thái Lan tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan; đề nghị Thái Lan đẩy nhanh quy trình và các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho một số loại trái cây tươi của Việt Nam; cân nhắc, bãi bỏ thủ tục cấp phép nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam vào Thái Lan; giảm và dỡ bỏ các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm sắt thép Việt Nam; hỗ trợ các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm của doanh nghiệp Việt Nam tại Thái lan;…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN.

Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 11,5 tỷ USD trong năm 2015 lên 15,3 tỷ USD trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15,5%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 22,7%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 5,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017).

Ở chiều ngược lại, theo thống kê của phía Thái Lan, hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thái Lan trong ASEAN, đứng sau Malaysia.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục