Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam phản đối Trung quốc diễn tập quân sự ở Hoàng Sa

Trần Mạnh Tuấn - 15:25, 06/08/2021

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”.

Nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản bác Chính quyền Bắc Kinh công bố diễn tập quân sự ở Biển Đông và Hoàng Sa. (Ảnh: Hồng Nguyễn)
Nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản bác Chính quyền Bắc Kinh công bố diễn tập quân sự ở Biển Đông và Hoàng Sa. (Ảnh: Hồng Nguyễn)

Tiếp tục khẳng định Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và phản bác Chính phủ Bắc Kinh thông báo đưa tàu quân sự xuống vùng biển, đảo Hoàng Sa của Việt Nam tập trận, chiều 5/8 tại Hà Nội, Nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ trong buổi họp trực tuyến thường kỳ: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố quan điểm của Việt Nam: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”.

Có thể nói rằng, trong khi toàn thế giới đang nỗ lực chung tay chống đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, thì việc Chính phủ Trung Quốc công bố sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Đông, trong đó vị trí quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động “phá vỡ sự bình ổn hòa bình khu vực”.

Hành động đó không chỉ nói lên rằng, Trung Quốc luôn duy trì tư tưởng bành trướng nước lớn, “vô cảm” trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước láng giềng trong nỗ lực thực hiện Công ước về Luật Biển 1982, mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết và đồng ý thực hiện; mà còn khẳng định việc chung tay giữ môi trường hòa bình trên Biển Đông đối với Chính phủ Trung Hoa đang “nói một đường, làm một nẻo”.

Tàu của Hải quân Vùng 2, tuần tiễu bảo vệ chủ quyền biển đảo. (Ảnh: Mạnh Tuấn)
Tàu của Hải quân Vùng 2, tuần tiễu bảo vệ chủ quyền biển đảo. (Ảnh: Mạnh Tuấn)

Trước đó, ngày 4/8, trang thông tin điện tử của Cục Hải sự Trung Quốc đăng thông báo “sẽ tiến hành huấn luyện quân sự” tổ chức tại một phần của Biển Đông từ 0 giờ ngày 6/8 đến hết ngày 10/8; cấm các tàu thuyền đi vào. Vùng biển bị phong tỏa nằm ở phía Đông Nam của đảo Hải Nam, có diện tích lên tới 100.000 km2”.

Đây là cuộc tập trận trên phạm vi lớn nhất ở Biển Đông từ trước đến nay của quân đội Trung Quốc, trải rộng từ phía Đông đảo Hải Nam xuống đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bao phủ khoảng một nửa quần đảo này. Trung Quốc không công bố những lực lượng nào của họ sẽ tham gia và nội dung của cuộc diễn tập lớn này, song chắc chắn một điều, những con tàu của Trung Quốc ngay từ khi chưa rời cảng, đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, lên án./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.