Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

PV - 16:11, 02/04/2018

Việc xây dựng các mô hình “gốc chuối khuyến học”, “gốc tiêu khuyến học” là cách làm mới, thiết thực. Đặc biệt, đối với người dân vùng miền núi tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), các mô hình khuyến học trên đã nhận được sự hưởng ứng của hội viên.

Xã Tân Lập được xem là địa phương tiên phong thực hiện các mô hình này. Dù đời sống của người dân nơi đây còn gặp không ít khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy, làm nông. Song, trong suy nghĩ, nhận thức của người dân nơi đây đã biết quan tâm đến việc học tập của con em.

Mô hình "gốc tiêu khuyến học" được nhiều gia đình tại xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa áp dụng. Mô hình "gốc tiêu khuyến học" được nhiều gia đình tại xã Tân Lập,huyện Hướng Hóa áp dụng.

Ông Lê Văn Tú, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tân Lập cho biết: Bản Cồn và bản Bù là 2 “điểm sáng” trong xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài. Trước đây, khi chưa phát động xây dựng các mô hình khuyến học thì thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng khá nhiều, nhưng từ lúc đăng ký các mô hình học tập đến nay tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm đáng kể.

Theo đó, sự ra đời của Hội đồng Giáo dục xã, Hội Khuyến học xã Tân Lập đã tác động rất lớn đến việc hạn chế học sinh bỏ học. Mỗi khi có học sinh bỏ học hay có ý định bỏ học, nhà trường sẽ báo cáo nhanh cho Hội đồng giáo dục xã để kịp thời vào cuộc vận động, tuyên truyền, hỗ trợ học sinh quay lại trường.

Để có nguồn quỹ chăm lo cho việc học tập của con em, nhiều gia đình ở bản Cồn, bản Bù đã xây dựng mô hình “gốc chuối khuyến học”, “gốc tiêu khuyến học”. Theo đó, mỗi gia đình hội viên đều trồng mỗi bụi, khóm chuối, tiêu và chăm sóc kỹ lưỡng đến khi thu hoạch. Số tiền thu được từ bán chuối quả, tiêu hạt sẽ dùng làm tiền quỹ phục vụ cho công tác khuyến học tại chi hội, gia đình.

Gia đình anh Hồ Trần Phú Khe được đánh giá là hội viên khuyến học tiêu biểu của xã. Tuy đông con nhưng vẫn cho các con đi học đến nơi đến chốn.

Anh Hồ Văn Chơng (40 tuổi, ở bản Cồn) chia sẻ: Việc gây quỹ khuyến học bằng cách trồng cây chuối, cây tiêu rất hiệu quả. Những loại cây này rất phù hợp với khí hậu ở địa phương, vừa mang lại nguồn thu để chăm lo cho con cái học hành.

Bà Nguyễn Thị Lộc, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa cho biết: Thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hội Khuyến học đã triển khai đại trà các mô hình học tập (gia đình, đơn vị, cộng đồng, dòng họ khuyến học) ở các địa phương.

Với phương châm “Phát triển rộng lớn phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội”, những mô hình này đã thật sự tạo được động lực và góp phần nhân rộng phong trào thi đua hiếu học đến từng bản làng xa xôi của huyện miền núi Hướng Hóa”.

Đ. ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.