Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vườn thuốc quanh ta

Vị thuốc quý từ cây vàng đắng

Như Ý - 16:25, 02/12/2021

Cây Vàng đắng còn được gọi là loong t’rơn, kơ trơng, dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai… có vị đắng, tính lạnh. Cây vàng đắng rất phổ biến ở núi rừng đông Nam Bộ, Tây Nguyên Việt Nam đây là một loại dược liệu quý được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị chứng kiết lỵ, viêm phế quản, lở ngứa ngoài da…Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây vàng đắng mời bà con tham khảo.

Cây vàng đắng rất phổ biến ở núi rừng đông Nam Bộ, Tây Nguyên Việt Nam
Cây vàng đắng rất phổ biến ở núi rừng đông Nam Bộ, Tây Nguyên Việt Nam

Chữa viêm ruột, viêm dạ dày: 4 - 12g rễ vàng đắng sắc uống mỗi ngày.

Chữa đau mắt sưng đỏ: 8g vàng đắng, 2g cam thảo, kinh giới, bạch chỉ, phòng phong, long đởm thảo, cúc hoa mỗi vị 4g, mộc thông 9g. Mang tất cả vị thuốc trên sắc nước uống liên tục trong 3 - 5 ngày.

Chữa viêm tại, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản: Cây vàng đắng, huyết dụ, mộc thông mỗi vị từ 10 - 12g. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa viêm tai có mủ: Vàng đắng mang xay thành bột, lấy khoảng 20g và phèn chua 10g tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Ngày làm 2 - 3 lần liên tục.

Hoặc: Phèn chua 10g và bột vàng đắng 20g. Tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày.

Trị tiêu chảy, kiết lỵ: Bột vàng đắng, mức hoa trắng hoặc cao cỏ sữa lá lớn mang trộn đều làm thành viên hoàn, lấy uống hàng ngày.

Viêm kẽ chân ngứa và chảy nước: Vàng đắng từ 10 - 20g, quả kha tử 10g, mang giã nát và sắc với nước lấy nước thuốc ngâm chân 1 ngày 1 - 2 lần.

Chữa nóng trong người cho trẻ: Lấy lượng vàng đắng vừa đủ đem nấu nước tắm 1 - 2 lần/ ngày.

Lưu ý:

Người có huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn không nên sử dụng dược liệu.

Vàng đắng có thể được dùng để chế thành thuốc nhỏ mắt và sử dụng để điều trị viêm kết mạc. Tuy nhiên việc tự thực hiện bài thuốc này tại nhà có thể không đảm bảo vô khuẩn và gây ra tình trạng bội nhiễm. Vì vậy bạn chỉ nên thực hiện các bài thuốc này khi có sự cho phép của bác sĩ./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.