Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Về Tú Lệ trải nghiệm Lễ hội Cốm

Nguyệt Anh - 07:05, 26/09/2022

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản gạo nếp Tan (Khẩu Tan chạu), thứ lương thực quý hiếm mà chỉ đất Tú Lệ mới trồng được. Cốm Tú Lệ chính là tinh hoa của đất trời và cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó.

Đồng bào Thái hái những bông lúa nếp chắc mẩy ngoài cánh đồng Tú Lệ để mang về làm cốm
Đồng bào Thái hái những bông lúa nếp chắc mẩy ngoài cánh đồng Tú Lệ để mang về làm cốm

Với cánh đồng rộng trên 120 ha, vào vụ mùa, hầu hết các diện tích ruộng được người dân Tú Lệ gieo trồng nếp Tan, hàng năm cho sản lượng trên 100 tấn. Từ "Khẩu Tan chạu," đồng bào các dân tộc ở Tú Lệ còn chế biến ra hàng loạt các món ăn khác như xôi nếp Tú Lệ, bánh dày, rượu... phục vụ khách du lịch.

Những sản phẩm được chế biến từ nếp Tan Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm nên được thực khách gần xa đánh giá rất cao. Sản phẩm gạo nếp Tan, cốm Tú Lệ đã được chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Nằm trong khuôn khổ Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, tại thôn Pom Ban, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã diễn ra Lễ hội Cốm Tú Lệ năm 2022.

Thiếu nữ Thái thực hiện côgn đoạn làm cốm
Thiếu nữ Thái thực hiện côgn đoạn làm cốm

Lễ hội cốm Tú Lệ năm nay thu hút đông đảo nhân dân trong xã và du khách thập phương tham gia. Tại Lễ hội, bà con trong xã và du khách thập phương đã tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức các tiết mục văn nghệ truyền thống.

Đặc biệt, tại Lễ hội đã diễn ra Hội thi giã cốm thu hút sự tham gia của 9 đội thi đến từ các thôn, bản của xã Tú Lệ. Các thành viên của các đội đã thực hiện đủ các công đoạn làm cốm, từ khâu chọn lúa, rang thóc đến giã cốm được thể hiện dưới bàn tay khéo léo của các cô gái, nhịp chày đều đặn lúc giã cốm của các chàng trai. Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 6 giải Khuyến khích cho các đội tham gia thi.

Các đội hăng hái tham gia Hội thi giã cốm
Các đội hăng hái tham gia Hội thi giã cốm

Lễ hội Cốm Tú Lệ được tổ chức nhằm bảo tồn, phục dựng và phát triển các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Thái. Đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc và các sản vật quý giá của huyện Văn Chấn với du khách trong và ngoài nước, đồng thời, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện, thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.