Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Vũ Mừng - 07:01, 23/04/2024

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.
Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.
Quy trình làm nghề thổi thủy tinh trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau.
Quy trình làm nghề thổi thủy tinh trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau.
Riêng để làm nồi nấu thủy tinh cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Hiện nay, những người còn giữ nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì thường nhập nguyên liệu đất sét ở làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội). Đất sau khi đem về được nghiền thành bột trộn cùng với sạn chịu nhiệt theo tỷ lệ “sạn 2 đất 1” rồi đổ nước ủ từ 15-20 ngày. Sau khi phần đất và sạn chịu nhiệt quyện chặt vào nhau là đến công đoạn “nện đất” để làm đáy nồi.
Để làm nồi nấu thủy tinh cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Hiện nay, những người còn giữ nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì thường nhập nguyên liệu đất sét ở làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội). Đất sau khi đem về được nghiền thành bột trộn cùng với sạn chịu nhiệt theo tỷ lệ “sạn 2 đất 1” rồi đổ nước ủ từ 15-20 ngày. Sau khi phần đất và sạn chịu nhiệt quyện chặt vào nhau là đến công đoạn “nện đất” để làm đáy nồi.
Trung bình mỗi chiếc nồi nấu thủy tinh cao hơn 1m, rộng 80cm, đáy dày 10cm. Mỗi chiếc nồi khi được đắp xong sẽ được phơi từ 20 ngày đến 1 tháng mới có thể sử dụng.
Trung bình mỗi chiếc nồi nấu thủy tinh cao hơn 1m, rộng 80cm, đáy dày 10cm. Mỗi chiếc nồi khi được đắp xong sẽ được phơi từ 20 ngày đến 1 tháng mới có thể sử dụng.
Một mẻ thủy tinh được nấu 6-7 tiếng, khi nhiệt độ đạt mức cực đại (khoảng 1.800 độ) thì tan chảy. Thợ thổi thủy tinh lúc này cầm ống sắt lấy thủy tinh và bắt đầu thổi theo những khuôn hình chai, lọ, bóng đèn, cốc uống nước… có sẵn.
Một mẻ thủy tinh được nấu 6-7 tiếng, khi nhiệt độ đạt mức cực đại (khoảng 1.800 độ) thì tan chảy. Thợ thổi thủy tinh lúc này cầm ống sắt lấy thủy tinh và bắt đầu thổi theo những khuôn hình chai, lọ, bóng đèn, cốc uống nước… có sẵn.
Bằng mắt, họ phải ước lượng lấy đủ số thủy tinh phù hợp để thổi sản phẩm cần làm; sau đó điều tiết hơi thở với nhịp ngắn, dài để thành hình sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề có kinh nghiệm còn phải có những thủ thuật để giữ cho hơi thở đều, vừa phải.
Bằng mắt, họ phải ước lượng lấy đủ số thủy tinh phù hợp để thổi sản phẩm cần làm; sau đó điều tiết hơi thở với nhịp ngắn, dài để thành hình sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề có kinh nghiệm còn phải có những thủ thuật để giữ cho hơi thở đều, vừa phải.
Trước đây trong thôn còn có nhiều hộ gia đình cùng làm nghề nghề nấu, thổi thủy tinh. Các vật dụng trong gia đình từ cái nắp phích, chai lọ, bình hoa… gia đình đều tự làm được. Tuy nhiên giá thành, mẫu mã và sự vất vả là một trong những nguyên nhân khiến nghề đang bị mai một dần.
Trước đây trong thôn còn có nhiều hộ gia đình cùng làm nghề nấu, thổi thủy tinh. Các vật dụng trong gia đình từ cái nắp phích, chai lọ, bình hoa… gia đình đều tự làm được. Tuy nhiên giá thành, mẫu mã và sự vất vả là một trong những nguyên nhân khiến nghề đang bị mai một dần.
Hiện tại trong thôn chỉ còn 3 hộ theo nghề này, ông Trần Văn Duyên, người đã có gần 20 năm làm nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì xã Nam Thanh cho biết.
Hiện tại trong thôn chỉ còn 3 hộ theo nghề này, ông Trần Văn Duyên, người đã có gần 20 năm làm nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì xã Nam Thanh cho biết.
Ông Duyên chia sẻ thêm, để làm ra được những sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Thời gian đạt độ nóng chuẩn của thuỷ tinh rất ngắn, người thợ nào khéo sẽ nắm bắt được thời điểm đó để thổi cho thuỷ tinh có hình dáng như ý muốn.
Ông Duyên chia sẻ thêm, để làm ra được những sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Thời gian đạt độ nóng chuẩn của thuỷ tinh rất ngắn, người thợ nào khéo sẽ nắm bắt được thời điểm đó để thổi cho thuỷ tinh có hình dáng như ý muốn.
Những người thợ làm thủ công ở thôn Xối Trì xã Nam Thanh thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc chén, lọ hoa, bóng đèn, coóng chim…
Những người thợ làm thủ công ở thôn Xối Trì, xã Nam Thanh thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc chén, lọ hoa, bóng đèn…
Trăm hay không bằng tay quen, mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở thôn Xối Trì mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người còn quyết giữ lửa nghề.
Trăm hay không bằng tay quen, mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở thôn Xối Trì mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người còn quyết giữ lửa nghề.
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.