Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Sống lại" làng gốm cổ Thanh Hà 500 năm tuổi

T.Nhân-H.Trường - 18:42, 27/02/2024

Cách phố cổ Hội An chừng 2km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Hơn 500 năm tồn tại và phát triển, có lúc sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, làng gốm này cũng tưởng chừng rơi vào vào quên lãng. Tuy nhiên, với lòng yêu nghề, sự quyết tâm của các nghệ nhân đã làm “sống lại” làng nghề truyền thống ở xứ Quảng này. Đặc biệt, làng gốm Thanh Hà hiện nay đã trở thành địa danh nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Sáu đang tạo hình tò he để bán cho du khách
Ông Nguyễn Sáu đang tạo hình tò he để bán cho du khách

Những ngày này, tại làng gốm Thanh Hà có hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm làm sản phẩm cùng các nghệ nhân của làng nghề. Theo ghi nhận tại nhiều cơ sở gốm ở Hội An, ngoài việc bán các sản phẩm gốm mỹ nghệ và gốm thủ công, doanh thu từ du lịch gắn kết với làng nghề cũng đem lại thu nhập đáng kể cho những người làm nghề gốm.

Theo những nghệ nhân cao niên trong làng gốm Thanh Hà, lịch sử làng gốm đến nay có khoảng hơn 500 năm tuổi. Trong quá khứ, làng gốm chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày như bùng binh, nồi đất, bình hoa, gạch, ngói… Có giai đoạn, những sản phẩm làm ra không bán được, cả làng chỉ còn vài hộ theo nghề.

Việc kết hợp làng nghề với du lịch đã hồi sinh làng gốm Thanh Hà
Việc kết hợp làng nghề với du lịch đã hồi sinh làng gốm Thanh Hà

Là một trong những người có thâm niên gần 30 năm làm nghề gốm, ông Nguyễn Sáu (SN 1966, khối phố Nam Diêu, phường Thanh Hà) cho biết: Trước đây, phần lớn các cơ sở gốm ở đây chủ yếu sản xuất các mặt hàng thủ công như: Bình hoa, nồi đất, chén, dĩa…;nhưng có thời điểm những đồ dùng bằng nhôm, nhựa, sắt… chiếm thị trường, đầu ra của gốm gặp khó. Tuy vậy, bà con vẫn động viên nhau giữ nghề, gìn giữ nét tinh hoa của cha ông để lại.

Cũng theo ông Nguyễn Sáu, hiện nay ở địa phương chỉ còn hai cơ sở thuần sản xuất gốm thủ công, còn phần lớn đều chuyển sang vừa làm thủ công vừa làm gốm mỹ nghệ và phục vụ du khách du lịch trải nghiệm. Từ khi kết hợp làm nghề với du lịch trải nghiệm cho du khách, mỗi ngày cơ sở của ông cũng thu nhập được vài trăm đến hơn cả triệu đồng.

 “Để làng nghề tồn tại và phát triển, chính quyền cũng đã có nhiều mức hỗ trợ đến với từng cơ sở sản xuất gốm. Riêng gia đình ông, mỗi tháng được hỗ trợ từ 4,5 – 5,5 triệu đồng tuỳ từng thời điểm. Nhờ sự hỗ trợ này, người dân làng nghề mới mạnh dạn sống với nghề”, ông Sáu phấn khởi cho hay.

Bà Bùi Thị Phước Hiền (56 tuổi) là một trong những người có thâm niên nghề gốm hàng chục năm
Bà Bùi Thị Phước Hiền (56 tuổi) là một trong những người có thâm niên nghề gốm hàng chục năm

Đang thoăn thoắt đôi bàn tay trên chiếc bàn xoay, bà Võ Thị Mỹ Dung, một nghệ nhân của làng gốm Thanh Hà chia sẻ: Bà bắt đầu làm gốm từ lúc còn nhỏ, đến nay đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề. Trước kia, bà con chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản nên bí đầu ra. Đến khoảng năm 2015, gia đình bà và những người còn giữ nghề chuyển sang làm các sản phẩm đồ lưu niệm để bán cho du khách. Từ đó, mở ra hướng đi mới cho làng nghề.

 “Trong những năm gần đây, du lịch Hội An ngày càng phát triển, các du khách đến với làng nghề ngày càng nhiều. Từ đó, nhiều cơ sở gốm đã chuyển sang làm du lịch, kết hợp cùng việc bán quà lưu niệm gốm cho khách, và hướng đến du lịch cho khách trải nghiệm làm sản phẩm gốm. Thời gian gần đây, du khách nước ngoài rất thích thú khi trải nghiệm thực tế làm đồ gốm nên thu nhập cũng ổn định hơn”, bà Dung cho biết thêm.

Theo thống kê, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, mỗi ngày có khoảng 1.200 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại Làng gốm Thanh Hà
Theo thống kê, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, mỗi ngày có khoảng 1.200 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại Làng gốm Thanh Hà

Tương tự, tại cơ sở gốm Phước Hiền, bà Bùi Thị Phước Hiền đang hướng dẫn cho du khách nước ngoài trải nghiệm làm đồ gốm thủ công. Theo ghi nhận, du khách rất thích thú khi được tự tay làm nên một bình hoa bằng gốm. 

Bà Hiền cho biết: Với xu hướng khách nước ngoài thích trải nghiệm làm gốm như hôm nay, nhiều cơ sở gốm đã hướng đến phát triển nghề gốm gắn với du lịch. Việc này không những giúp các cơ sở gốm như chúng tôi có thêm thu nhập, mà còn có thể phát triển bền vững với nghề hơn.

Du khách nước ngoài thích thú với những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà
Du khách nước ngoài thích thú với những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà

Theo ông Nguyễn Văn Nhật, Chủ tịch UBND phường Thanh Hà, năm 2015, làng nghề gốm Thanh Hà được UBND tỉnh Quảng Nam cộng nhận là làng nghề truyền thống, trong đó, có 5 nghệ nhân và 2 thợ giỏi. Từ khi được công nhận làng nghề gốm truyền thống, Thanh Hà chuyển đổi mạnh phát triển du lịch, thu hút khách tham quan, trở thành địa điểm du lịch nổi bật của du khách trong và ngoài nước, qua đó thu nhập của người dân ở làng nghề ngày càng được cải thiện.

“Hiện nay làng gốm Thanh Hà có khoảng 32 cơ sở sản xuất với gần 100 lao động có nguồn thu nhập ổn định, mỗi tháng từ 6-7 triệu đồng/người/tháng. Chính nhờ cách làm ra những sản phẩm bằng thủ công với những sản phẩm gốm độc đáo này, nên du khách trong và ngoài nước đã tìm về nơi đây ngày càng đông. Chỉ tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán 2024, mỗi ngày có khoảng 1.200 khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại làng gốm”, ông Nhật thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.