Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn chấn (Yên Bái): Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS

Hoàng Quý - 14:12, 17/12/2019

Những năm qua, ngành Giáo dục huyện Văn Chấn luôn xác định việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS, là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh người DTTS.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp các em học sinh tự tin hơn
Giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp các em học sinh tự tin hơn

Là trường miền núi có gần 100% trẻ là người DTTS nên nhiều năm qua Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên Trường Mầm non xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn luôn quan tâm và tăng cường dạy tiếng Việt cho các em học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng nhà Trường cho biết, trường hiện có 322 trẻ (trong đó 320 trẻ người Mông), phần lớn trẻ là người DTTS của trường khi vào nhập học đều chưa biết hoặc chưa nói thạo tiếng Việt. Trước thực tế đó, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho các em phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và địa phương.

Theo đó, để các em có thể nói được tiếng Việt ngay từ nhỏ, nhà trường thường xuyên lồng ghép, tổ chức hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức hội thi, ngày hội đọc sách, tổ chức hoạt động vui chơi gắn với tiếng Việt, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm cho trẻ... Với cách làm trên, sau 1 năm học, 100% trẻ DTTS đều phát âm và nhận biết chuẩn tiếng Việt, 100% trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đều giao tiếp thông thạo tiếng Việt.

Theo ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn cho biết, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS ở Trường Mầm non xã Suối Giàng chỉ là một ví dụ, thời gian qua, xác định tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho các em học sinh DTTS Phòng đã biên tập hai cuốn sổ tay từ vựng của đồng bào Dao, Mông dịch ra tiếng Việt nhằm giúp giáo viên tự học tiếng đồng bào phục vụ lại việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó, huyện còn xây dựng các mô hình thư viện lưu động, thư viện thân thiện, tổ chức “Ngày hội đọc sách”, Hội thi “Giao lưu tiếng Việt”; tăng cường thời gian luyện nói cho học sinh trong các giờ chính khóa; các trường còn sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng để các em tham gia các hoạt động tập thể, giúp các em DTTS tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.