Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn Bàn (Lào Cai): Tập trung truy quét “vàng tặc”

Trọng Bảo - CĐ - 18:30, 20/09/2021

Xã Minh Lương (huyện Văn Bàn, Lào Cai) vốn là thủ phủ vàng; Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai là đơn vị duy nhất được cấp phép đầu tư khai thác tại đây. Tuy nhiên, thời gian qua, nạn “vàng tặc” vẫn tồn tại gây nhức nhối về tình hình an ninh trật tự cũng như việc quản lý tài nguyên khoáng sản.

Hiện nay, để bảo đảm an ninh trật tự, huyện Văn bàn đã lập 3 chốt bảo vệ 24/24
Hiện nay, để bảo đảm an ninh trật tự, huyện Văn bàn đã lập 3 chốt bảo vệ 24/24

Thời gian gần đây, nhiều người đổ về khu vực rừng Vầu, Pú Mẹo, Cột Cờ… trên địa bàn các xã Minh Lương, Nậm Xé, huyện Văn Bàn để khai thác vàng trái phép. Đáng báo động là tình trạng người dân dựng lán trại để thực hiện việc góp nhặt, đào xuyên vào rừng lấy quặng, tìm kiếm vàng, làm mất an ninh trật tự địa phương và phá hoại rừng phòng hộ, gây ô nhiễm môi trường… Người khai thác vàng trái phép đến từ nhiều địa phương như Thái Nguyên, Yên Bái, Lai Châu và một số người dân địa phương.

Trong đó, các "chủ bưởng" đều là người có nhiều năm lăn lộn đất vàng tứ xứ…, thường đầu tư một hầm lò để tìm kiếm vàng. Các hầm lò này sâu từ vài chục đến cả trăm mét, ở dưới rẽ nhánh tứ phía để bám nẹp. Ước tính, mỗi mét đào sâu, họ phải mất khoảng 3 - 4 triệu đồng để nuôi nhân công, máy móc… 

Việc khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn trở nên phức tạp khi Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai hết hạn giấy phép khai thác vào khoảng giữa năm 2019. Sau đó, khi Công ty lên sàn chứng khoán, có nhà đầu tư mua cổ phần và chuyển quyền quản lý…

Lực lượng bảo vệ thường xuyên tuần tra, kiểm tra không cho người dân quay trở lại khai thác vàng trái phép
Lực lượng bảo vệ thường xuyên tuần tra, kiểm tra không cho người dân quay trở lại khai thác vàng trái phép

Tại đây, có cả người dân đi mót vàng lẫn "cai vàng" thuê người về làm. Các khu vực này rất khó tiếp cận, chỉ có thể di chuyển bằng các lối mòn dân sinh. Hàng trăm lán trại được dựng làm chỗ ở cho phu vàng, ngay sát “khai trường” đào đãi vàng lậu. Mỗi mét đất xung quanh bị đào xới nham nhở, lật tung, đất đá đổ vương vãi khắp nơi.

Nạn "vàng tặc" đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực, do các đối tượng sử dụng lượng lớn hóa chất độc hại để chiết tách vàng. Mặt khác, lao động tham gia khai thác vàng được thuê chủ yếu là đối tượng lang thang, nghiện ma túy, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương. Con suối Chăn chảy quan xã Minh Lương, Nậm Xé nước ngầu đỏ, ô nhiễm do nước từ trên núi đổ về.

Bên cạnh đó, nơi các đối tượng khai thác vàng trái phép nằm trong khu vực 300ha rừng phòng hộ; chính vì vậy, nguy cơ tàn phá diện tích rừng nếu nạn “vàng tặc” tiếp tục hoành hành. Theo thống kê của ngành chức năng, tính đến đầu tháng 8/2021, có khoảng hơn 80 đối tượng là chủ của 122 lán trại, gần 300 lao động chui và hơn 90 hầm lò khai thác vàng trái phép trên địa bàn.

Lực lượng chức năng truy quét, phá dỡ các lán trại được dựng trái phép
Lực lượng chức năng truy quét, phá dỡ các lán trại được dựng trái phép

Trước thực trạng này, để lập lại trật tự kỷ cương, bảo vệ môi trường từ giữa tháng 8/2021 đến đầu tháng 9/2021, huyện Văn Bàn đã huy động lực lượng tổ chức truy quét, cưỡng chế đối với những lán trại chưa tự giác dỡ bỏ; đồng thời phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra, thống kê để lên kế hoạch đánh sập toàn bộ các hầm lò trái phép.

Ông Lê Xuân Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Trước khi thực hiện cưỡng chế, lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền cho người dân và một số “cai vàng” tự giác dỡ bỏ lán trại. Tỉnh Lào Cai yêu cầu Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai tham gia quản lý và xây dựng phương án đóng cửa mỏ, sau khi đóng cửa mỏ xong mới làm lại hồ sơ tiếp tục gia hạn giấy phép. Lực lượng Kiểm lâm tăng cường quản lý diện tích rừng phòng hộ đã được giao và chịu trách nhiệm nếu để tình trạng khai thác vàng trái phép trong khu vực rừng phòng hộ tái bùng phát sau đợt truy quét này…

“Đối với những người không chấp hành, chúng tôi đã cưỡng chế, đưa 10 trường hợp ra khỏi khu vực khai thác vàng trái phép, xử lý 64 trường hợp vi phạm về tạm trú, cư trú. Cùng với đó, để tăng cường quản lý, chúng tôi đã bố trí 3 điểm chốt bảo vệ gồm lực lượng công an, bảo vệ của Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai, ngăn chặn việc tiếp tế lương thực, thực phẩm lên các lán trại và ngăn ngừa các đối tượng quay trở lại khu vực hầm lò khai thác”, ông Quỳnh thông tin thêm.

Nước suối Chăn đã trong xanh trở lại sau khi lực lượng chức năng ra quân truy quét nạn “vàng tặc”
Nước suối Chăn đã trong xanh trở lại sau khi lực lượng chức năng ra quân truy quét nạn “vàng tặc”

Hiện nay, huyện Văn Bàn đang khẩn trương phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức rà soát, thống kê, xây dựng phương án an toàn để đánh sập các hầm lò khai thác vàng trái phép; Sau đó, sẽ bàn giao lại cho địa phương quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.