Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vai trò của kẽm với cơ thể con người

Như Ý - 10:50, 16/06/2022

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch, đặc biệt là việc tổng hợp ADN, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Do đó nếu bạn không bổ sung kẽm thường xuyên, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Kẽm có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người
Kẽm có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người

Kẽm có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Công dụng của hoạt chất này còn được thể hiện trong các quá trình sinh học diễn ra hàng ngày như phân giải, tổng hợp protein, axit nucleic,… Cụ thể một số tác dụng quan trọng của kẽm với sức khỏe con người gồm:

Phát triển và cải thiện não bộ: Theo nghiên cứu, trung tâm bộ nhớ của não bộ chứa một lượng lớn kẽm. Chúng là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, chúng giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, bệnh lý. Cùng với vitamin B6, Zn thúc đẩy sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Kẽm đóng vai trò hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Vì vậy nếu không có kẽm, mắt sẽ không nhận đủ được lượng vitamin A cần thiết. Tình trạng này để lâu ngày có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí là thoái hóa điểm vàng.

Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Củng cố hệ miễn dịch: Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư và tiểu đường: Vai trò của kẽm trong việc sản xuất insulin đã tạo ra bức tường thành vững chắc ngăn chặn tình trạng tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, hoạt chất này cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch khi vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất chống viêm sưng. Tất cả điều này đều có lợi cho quá trình điều trị và phòng ngừa ung thư.

Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.

Phát triển xương: Ngoài Canxi thì kẽm cũng là một nguyên tố cấu tạo nên xương. Nó rất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe. Vì thế ngoài bổ sung Canxi, cần bổ sung kẽm hợp lý để xương phát triển toàn diện.

Điều hòa chức năng nội tiết: Kẽm tham gia vào điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… Các tuyến nội tiết sản xuất các hormone cần thiết cho các quá trình sống của cơ thể. Đặc biệt, kẽm rất có ý nghĩa trong điều hòa sinh sản.

Ở nam giới, kẽm có nhiều trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục.

Ở nữ giới, kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da.

Vai trò của kẽm với cơ thể con người 1

Nguyên nhân thiếu kẽm thường do chế độ ăn có nhiều chất bột, ít chất đạm, do chế biến... Để bổ sung kẽm, bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm dưới đây:

Thịt: Đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm bởi trong 100g thịt bò nấu chín có tới 12.3mg kẽm, 100g thịt lợn nấu chín có chứa 5mg kẽm và trong 1 đùi gà nấu chín có tới 15% nhu cầu kẽm/ ngày. Ngoài kẽm thịt cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B, creatine,…

Động vật có vỏ: Động vật có vỏ là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên, ít calo. Theo như các nhà khoa học, với khẩu phần ăn 6 con hàu, bạn đã có thể cung cấp khoảng 32mg kẽm tương đương với 291% giá trị kẽm/ ngày. Các loại động vật có vỏ khác như trai, sò, ngao, hến tuy chứa ít kẽm hơn nhưng vẫn là nguồn cung cấp tự nhiên dồi dào.

Trứng: Trứng chứa một lượng kẽm vừa đủ, giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng. Cụ thể, một quả trứng lớn có chứa tới 5% giá trị kẽm hàng ngày. Ngoài kẽm thực phẩm này còn chứa 77g calo, 5g chất béo lành mạnh, 6g protein,…

Trái cây: Lựu là thực phẩm đứng đầu trong danh sách các loại trái cây giàu kẽm nhất hiện nay, 1 quả lựu tươi có thể cung cấp 1, 5 mg kẽm. Tiếp đó là bơ chứa 1,3mg kẽm và quả mâm xôi chứa 0,8mg kẽm.

Ngũ cốc: Ngũ cốc dạng cám và dạng hạt đều chứa hàm lượng kẽm rất lớn. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng thực phẩm này bởi trong ngũ cốc có chứa rất nhiều Phytates, có thể gây cản trở tới việc hấp thụ kẽm tự nhiên. Theo các nhà khoa học mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 1 khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc vì điều này sẽ giúp cung cấp tới 52mg kẽm.

Mầm lúa mì: Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, thực phẩm này còn là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Cứ 100g mầm lúa mì sẽ cung cấp 17mg kẽm, tương đương với 111% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

Các loại hạt: Các loại hạt chứa rất nhiều kẽm. Cụ thể như 100g hạt điều chứa tới 5,6g kẽm, tương đương 37% nhu cầu kẽm mỗi ngày; hạt thông chứa tới 12%, hồ đào chứa tới 9%, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng mỗi loại hạt chứa tới 6% nhu cầu kẽm/ ngày.

Socola đen: Ăn socola đen là cách tổng hợp kẽm dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. 100g socola đen có thể mang tới 9,6 mg kẽm.

Đặc biệt, khi thiếu kẽm cần bổ sung bằng thuốc. Bạn nên khám và làm xét nghiệm máu để xem mức độ thiếu kẽm của mình đẻ bổ sung cho phù hợp. Chỉ nên uống kẽm sau ăn 30 phút. Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

Có thể thấy rằng, kẽm là một nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi thiếu nó, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường. Vì thế, các bạn đừng quên bổ sung đầy đủ kẽm vào bữa ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt nhất./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.