Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ủy ban Dân tộc: Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp quốc gia

Hoàng Quý – Duy Ly - 18:39, 31/03/2021

Ngày 31/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia thuộc Chương trình CTDT/16-20 (Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2016-2020) đã chủ trì phiên họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CTDT/44.18/16-20).

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì phiên họp
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì phiên họp

Đề tài do TS. Nguyễn Đình Tuấn làm Chủ nhiệm; Viện Nghiên cứu Con người (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) là cơ quan chủ trì đề tài.

Mục tiêu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển con người nói chung và phát triển con người vùng DTTS nói riêng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; tìm hiểu kinh nghiệm chính sách về phát triển con người vùng DTTS của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển con người vùng DTTS ở nước ta trong giai đoạn từ 2010 đến nay; phân tích, đánh giá tác động của chính sách và các nhân tố cơ bản đến phát triển con người vùng DTTS ở nước ta giai đoạn 2010 đến nay; nhận diện một số vấn đề cơ bản về phát triển con người vùng DTTS ở nước ta hiện nay; đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đó, đề tài nghiên cứu được triển khai thành 7 nội dung, trong đó tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận; đánh giá thực trạng bằng nhiều góc độ như: bình đẳng và hiệu quả; bền vững và tham gia; phân tích các chỉ số và những yếu tố tác động như: chính sách, điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa; đề xuất quan điểm, giải pháp dựa vào bối cảnh trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng vận động và các nhân tố tác động trong giai đoạn mới…

Tại phiên họp, các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao đề tài, kết quả nghiên cứu có nhiều đóng góp cả về mặt thực tiễn và lí luận. Đề tài đã xây dựng được một bộ khung lý thuyết tốt, làm rõ được tác động hiệu quả của chính sách đối với con người vùng DTTS. Đề xuất được nhiều quan điểm, chính sách gắn liền với thực tiễn, có tính khả thi… Một số ý kiến cho rằng, Ban Chủ nhiệm đề tài cần bổ sung những bước đi, tiến trình cụ thể trong đề xuất chính sách; bám sát, tập trung phân tích vào những quan điểm chính, tránh tản mạn.

Kết thúc phiên họp, Hội đồng đánh giá đề tài được nghiệm thu ở mức “đạt yêu cầu” và đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo của đề tài.


Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận